Cần Đước đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông

0
784

HUỲNH KHIẾT DOANH
Báo Thanh Niên

Mặc dù đường sá đã khá thông thoáng, nhưng trong giai đoạn 2020 – 2025, H.Cần Đước (Long An) sẽ tiếp tục được đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện để huyện bứt phá vươn lên.

Hình ảnh.jpegCầu Mỹ lợi – Ảnh: Thanh Minh 

 


Cầu Mỹ Lợi kết nối lưu thông, giao thương hàng hóa thuận lợi giữa H.Cần Đước và tỉnh Tiền Giang qua QL50

Dễ dàng kết nối giao thông thủy, bộ

H.Cần Đước thuộc vùng hạ của tỉnh Long An, có 16 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên 219,57 km2, dân số 183.359 người. Cần Đước nằm liền kề TP.HCM và là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An nên tiềm năng phát triển rất lớn. Trong thời gian qua, được sự lãnh đạo của huyện ủy, sự điều hành rất hiệu quả của UBND huyện và với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, kinh tế – xã hội của Cần Đước không ngừng phát triển, đó là tiền đề thuận lợi để địa phương tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong những năm tiếp theo.

Hiện hệ thống đường giao thông qua H.Cần Đước khá thông thoáng: QL50 (dài 17,6 km) đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng; Đường tỉnh 826, 835, 830, 830B…với tổng chiều dài 78 km đã hoàn chỉnh nối liền từ huyện ra QL1 đi TP.Tân An, Cảng quốc tế Long An và TP.HCM; tuyến đường công nghiệp Long Định – Long Cang kết nối giữa huyện với các khu – cụm công nghiệp của các huyện lân cận (Bến Lức, Đức Hòa); cầu Mỹ Lợi, cầu Kinh nước Mặn, cầu Long Sơn, cầu Long Cang, cầu Ông Tổng, cầu Bà Đắc và các cầu trên tuyến đường huyện gồm cầu 30/4, cầu Hàn, cầu Rạch Ranh… đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, đường giao thông từ huyện đến trung tâm 17/17 xã, thị trấn đã được nhựa hóa toàn bộ, phá thế vùng sâu biệt lập của một số xã. Các tuyến đường giao thông nông thôn cũng được “cứng hóa” trên 200 km với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi quanh năm.

Nhờ giao thông phát triển nên hàng hóa giao thương dễ dàng kết nối từ QL1 đến bờ các sông Vàm Cỏ và Rạch Cát (từ Cần Đước hướng ra Biển Đông). Nơi đây đã được đầu tư Cảng quốc tế Long An và hệ thống kho bãi logistics hiện đại, bài bản. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, phát triển các ngành kinh tế công nghiệp nặng, công nghiệp gắn với nghề biển như sửa chữa, đóng tàu…

Ngoài nền tảng về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông, công nghiệp phát triển, Cần Đước còn là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa được kế thừa, chọn lọc và phát triển ở trình độ cao. Đất đai và nguồn lao động dồi dào luôn đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Đầu năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm một số dự án quan trọng trên địa bàn các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và ông đánh giá cao về tiềm năng phát triển của vùng đất này, trong đó hạ tầng giao thông phát triển là một lợi thế rất lớn

Ảnh: B.B

Bài trướcChùa Thiên Mụ Cần Đước và truyền thuyết về vua Gia Long
Bài tiếp theoNghệ nhân VÕ VĂN CHUẨN (TƯ BỀN): cả đời đờn ca tài tử

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây