Cần Đước có thể nuôi con càng đước được không?

0
8552

THANH MINH

Con càng đước còn gọi là con cần đước, đây là con vật họ rùa từng sinh sống rất nhiều ở Cần Đước, đó cũng là lý do hình thành nên truyền thuyết về địa danh xứ Cần Đước. Thế nhưng, hiện nay tìm thấy con cần đước ở xứ Cần Đước là chuyện hiếm! Trong khi đó nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi thành công con cần đước và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi muốn giới thiệu mô hình nuôi con càng đước ở địa phương khác.

Người Cần Đước

Theo Wikipedia Càng đước hay cần đước còn có tên khác là Rùa răng (tên khoa học Heosemys annandalii) là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Chúng là một loài rùa lớn nguồn gốc từ Đông Nam Á. Những con rùa này sống thủy sinh và có thể có kích thức lớn tới hơn 20 in (51 cm). Nó đã được báo cáo sống trong môi trường nuôi nhốt hơn 35 năm. Chúng nói chung là động vật ăn cỏ.


Con càng đước đang nuôi tại nhà anh Nguyễn Văn Thọ, Long Hựu Tây – Cần Đước – Ảnh Thanh Minh

Càng đước là một loài động vật quý hiếm vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà nó mang lại và số lượng càng hiếm ngoài tự nhiên do bị săn bắt quá nhiều. Tuy vậy, thức ăn và chuồng trại cho việc nuôi càng đước không cao nên hiệu quả kinh tế của loài vật này là rất lớn. Chính vì vậy nông dân các tỉnh An Giang, Hậu Giang…đang rộ lên nuôi con càng đước. Còn Cần Đước thì sao?

Nuôi con càng đước kiểng tại nhà riêng ở Long Hựu Tây – Ảnh Thanh Minh

Trên thực tế, nuôi càng đước không khó. Với tập tính của lớp bò sát, chúng ăn tạp và thường ăn các loại rau, củ, quả cũng như giáp xác nhỏ. Trong đó xoài, mít chín, cua, cóc, tép, cá, rau muống… là những thức ăn khoái khẩu của chúng. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên bổ sung men tiêu hóa cùng các thực phẩm dinh dưỡng như thức ăn công nghiệp sẽ giúp càng đước phát triển tốt và sớm hoàn thiện chức năng sinh sản.
Điều cần lưu ý khi nuôi càng đước là phải thường xuyên thay nước và xử lý vệ sinh, nhất là nuôi trong bể xi măng. Cần cung cấp đủ ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống thoát nước và diện tích rộng cho rùa hoạt động. Nếu môi trường nuôi không đảm bảo, rùa sẽ chậm lớn, ít ăn, thậm chí chết đột ngột.


Trại nuôi càng đước của anh Nguyễn Ngọc Trị, ở ấp 8 xã Long Trị, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) – Ảnh Internet

Với người nuôi mới, nên bắt đầu từ nuôi thương phẩm. Khi đã có kinh nghiệm chăm sóc mới có thể mở rộng sang nuôi sinh sản. Bởi loài này sinh sản rất khó, phải cẩn trọng từ khâu chọn giống đến quá trình nuôi. Càng đước thường đẻ trứng từ tháng 9 đến tháng 12, mỗi lần khoảng từ 3 –  6 quả, kích thước bằng trứng gà ác. Rùa ấp trứng từ 4 – 5 tháng (tùy thuộc vào thời tiết, nếu trời lạnh sẽ kéo dài từ 6 – 7 tháng). Giá con giống dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/con.
Hiện thị trường tiêu thụ của càng đước đang rất rộng mở. Do vậy, nếu bà con đang tìm kiếm những giống vật nuôi mới, dễ nuôi và đầu ra tốt, hãy thử nghiệm mô hình này.
Trại nuôi con càng đước tại An Giang – Ảnh Internet

Điều đáng lưu ý, con càng đước là loài động vật hoang dã quý và hiếm, hơn thế nữa nằm trong danh sách được bảo tồn, do đó những hoạt động giải trí về kinh doanh, đánh bắt đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên con càng đước là động vật hoang dã thuộc loại quý nên có thể được nuôi thương mại nhưng phải được cấp phép của cơ quan kiểm lâm hoặc nông nghiệp địa phương mới hợp lệ. Việc nuôi con càng đước không những có ý nghĩa lớn về y học, về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn lao là nuôi con vật có xứ sở mang tên của nó.

Thanh Minh

Bài trướcĐổi thay ở quê hương Cần Đước qua góc nhìn từ kỳ nghỉ lễ 2.9
Bài tiếp theoĐổi nước!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây