Trang phục người H’ mông

0
598

TRẦN THẾ DŨNG 

Trần Thế Dũng – Nhà du lịch!
Hơn 35 năm gắn bó với ngành du lịch, từ anh hướng dẩn viên đến người quản lý doanh nghiệp du lịch lữ hành, anh Trần Thế Dũng đã đến “cùng trời cuối đất” – một cuộc hành trình không hề ngơi nghỉ như cuộc chơi mà anh cho rằng “Những thú tiêu khiển, khám phá lạ lùng”. Tác phẩm “Hành trình đến cùng trời cuối đất” đã cung cấp nhiều kiến thức cho nhưng ai yêu du lịch và đam mê khám phá đã được các bạn trẻ đón đọc và coi đó như sách gối đầu giường cho những người thích “dọc đường giá bụi”. Tiếp theo đó, trên Facebook của anh thêm chuyên mục “Mỗi ngày giới thiệu một hình ảnh về trang phục truyền thống độc đáo của các dân tộc Việt Nam” với hình ảnh đẹp kèm thông tin chi tiết về trang phục. Được đồng ý của anh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh về trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trên trang Người Cần Đước.

Người Cần Đước


Tôi chụp ảnh cô gái người dân tộc H’mông đen này  dưới chân núi Hoàng Liên Sơn cách đây hơn 20 năm trong lúc cô đang chăm chút từng mũi thêu trên tấm thổ cẩm. Nhìn qua ảnh có thể thấy cô gái mặc trang phục áo dài tay, xẻ nách  được thêu hoa văn đẹp ngoài ra vạt áo phủ trên chiếc quần ngắn ngang đầu gối, bắp chân cuốn quanh xà cạp và trên đầu để tóc dài quấn quanh.

Gọi là người H’mông Đen dựa trên màu sắc của bộ trang phục đồng thời để phân biệt với nhiều nhánh H’mông khác như nhóm người H’mông Hoa sống tập trung ở Bắc Hà – Lào Cai, người H’mông Xanh cư ngụ  tại Mù Cang Chải – Yên Bái, người H’mông Trắng  sống quần cư tại Cao nguyên đá Đồng Văn, người H’mông Đỏ sống tại Điện Biên.

Dân tộc H’mông còn gọi dân tộc Miêu sinh sống rộng khắp vùng thượng du từ động sang tây bắc Việt Nam và phân chia nhiều nhánh đồng thời trang phục có phần khác biệt, đây có thể là kết quả của những cuộc di dân cơ chế cách nay hơn 300 năm từ Trung Quốc sang rồi  phân tán theo những cuộc di dân tự do nhằm tìm những vùng đất mới màu mở. Tuy nhiên  về ngôn ngữ và văn hóa cơ bản không khác biệt nhiều,  đặc biệt họ chỉ  cư trú ở dãy núi có độ cao từ 800 đến 1500m so với mặt biển  cũng là nơi quanh  năm mây trời, sương mù giăng kín. Thế nên mới có câu ngạn ngữ ”Người Xá ăn theo lửa; người Thái ăn theo nước; người H’mông ăn theo sương mù” (có ý nghĩa là chổ dựa) nói lên tập quán sinh sống, sản xuất, lập nghiệp ..cả về cội nguổn văn hóa của mỗi dân tộc.

Trần Thế Dũng

Bài trướcChùa Thiên Mụ – Truyền thuyết và báu vật
Bài tiếp theoTrang phục người H’mông Hoa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây