Nhân vật lịch sử – văn hóa Cần Đước: Nguyễn Trung Trực – Huỳnh Khắc Nhượng

0
153

ThS NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Nguyễn Trung Trực quê gốc Bình Định, sinh năm 1839 tại nơi nay là xã Bình Đức, Bến Lức, Long An; Huỳnh Khắc Nhượng quê xã Long Định, Cần Đước là những nhân vật lịch sử nữa cuối thế kỷ 19 hoạt động chống Pháp gắn với địa bàn Cần Đước.

Chân dung Nguyễn Trung Trực

Lúc nhỏ Nguyễn Trung Trực tên là Chơn sau gọi là Nguyễn Văn Lịch, gia đình sống nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ Đông. Năm 20 tuổi (1959) Nguyễn Trung Trực đã tham gia chống Pháp ở Đại đồn Chí Hoà (Gia Định). Năm 1861 ông được Trương Định phong Quyền sung quản binh đạo huyện Cửu An, nên còn gọi là Quản Lịch. Ông nổi tiếng với chiến công đánh chìm tàu Esperance của Pháp tại vàm Nhựt Tảo trên sông Vàm Cỏ Đông ngày 10/12/1861.
Chiến công nầy có sự tham gia đông đảo của người Cần Đước ở các xã ven sông Vàm Cỏ như Long Định, Long Cang, tiêu biểu như Huỳnh Khắc Nhượng (Bộ Nhượng) quê xã Long Định, là Phó tướng của Nguyễn Trung Trực.
Sau trận đánh, giặc Pháp đã tiến hành khủng bố trả thù nhân dân Long Định, Long Cang. Chúng bắt Bà Khai, mẹ của ông Huỳnh Khắc Nhượng khảo tra, treo cổ Đội Nên ở đình Long Cang. Cuối cùng không để giặc tiếp tục hành hạ mẹ mình nên ông Huỳnh Khắc Nhượng đã tự sát.


Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).

Sau Hoà ước Nhâm Tuất 1862 Nguyễn Trung Trực đem quân về tiếp tục chống Pháp ở miền Tây nam bộ. Với lối đánh xuất quỷ nhập thần đầy hiệu quả của ông đã khiến cho Bonard, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp lúc bấy giờ đã treo giá 18 vạn quan tiền cho ai lấy được đầu Nguyễn Trung Trực.

Trước lúc hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã thể hiện khí tiết của mình bằng câu nói bất hủ: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Ngày 16/6/1868 Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân tấn công và chiếm đồn Rạch Giá tiêu diệt 05 sĩ quan Pháp, 19 lính, thu trên 100 súng và làm chủ tỉnh lỵ Rạch Giá một tuần lễ. Sau đó Pháp phải tập trung quân chiếm lại Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân lui về Hòn Chông rồi ra Phú Quốc. Đến tháng 10/1868 Nguyễn Trung Trực đã bị giặc bắt nhưng chúng không dụ hàng được ông.
Ngày 27/10/1868 (12/9 âl) giặc Pháp đã hành quyết Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Ông đã hy sinh anh dũng khi 30 tuổi và để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
Ở TP. HCM, Hà Nội, Tân An và nhiều thành phố khác đều có tên đường Nguyễn Trung Trực. Nhiều đình ở Nam bộ và ở Cần Đước có thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực.

Bài trướcNhân vật lịch sử – văn hoá Cần Đước: Trương Định 1820 – 1864
Bài tiếp theoNhân vật lịch sử – văn hóa Cần Đước: Bùi Quang Diệu (1820(?) – 1877)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây