Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội Cần Đước (1)

0
684

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

Nằm giáp ranh TPHCM, Long An được xem là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – tài chính – công nghệ cao của TPHCM, Long An được xem như khu vực TP. HCM mở rộng.

Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần mở rộng các thị trấn, thị tứ; đồng thời tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn Long An.

Để bạn đọc Người Cần Đước có cái nhìn DIỆN MẠO CẦN ĐƯỚC NGÀY MAI ra sao, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của anh Đặng Trường Vân về tiềm năng phát triển của Cần Đước.

Người Cần Đước

Vị trí địa lý huyện Cần Đước

Huyện Cần Đước (CĐ) có diện tích tự nhiên 220,488 km2 (22.048,84 ha) nằm về phía Nam của tỉnh Long An, là một huyện ven biển ( có cửa sông ra biển – cửa Vàm Tuần, nơi hợp lưu giữ 3 con sông: sông Soài Rạp; sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ), chia thành 16 xã và 01 thị trấn.

1.  Toạ độ địa lý:

+ Từ 10 độ12’ đến 10 độ 46’ vĩ độ Bắc;

+ Từ 106 độ 35’ đến  106 độ 37’ kinh độ Đông.

2. Về ranh giới:

– Phía Đông giáp huyện Cần Giuộc và sông Soài Rạp;

– Phía Tây giáp với huyện Châu Thành ( ngăn cách bởi sông Vàm Cỏ) và Tân Trụ ( ngăn cách bởi sông Vàm Cỏ Đông);

– Phía Nam giáp với huyện Gò Công Đông và Thị xã Gò Công ngăn cách bởi sông Vàm Cỏ;

– Phía Bắc giáp huyện Bến Lức và Cần Giuộc.

3. Đặc điểm địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông; độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,6 m – 0,9 m, có nơi thấp từ 0,3 m – 0,5 m.

Từ đặc điểm địa hình nên CĐ chia thành 2 vùng:

– Vùng Thượng gồm 8 xã: Long Định; Long Cang; Long Khê; Long Sơn; Long Trạch; Long Hoà; Phước Vân và Tân Trạch, địa hình cao trung bình so với mực nước biển từ 0,7 m – 0,9 m.

– Vùng hạ 8 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Cần Đước; Tân Ân; Tân Lân; Tân Chánh; Mỹ Lệ; Phước Tuy; Phước Đông; Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, có độ cao trung bình 0,6 m- 0,8 m, thường ảnh hưởng nhiều đến thuỷ triều nên bị nhiễm mặn nặng.

4. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

– Khí hậu:  CĐ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển, chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

– Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính gắn với hai mùa rõ rệt:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau, tạo nên khô lạnh vào mùa khô; tốc độ gió khoảng 5 – 7m/ giây

+ Gió mùa Tây Nam từ đầu tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió khoảng 2,9 – 3,2 m/ giây, tạo nên mùa mưa, nhiệt độ mát mẻ khoảng 24 độ – 27,3 độ.

– Lượng mưa trung bình 1600 mm/ năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

– Lượng nắng 2.700 giờ/ năm ( thích hợp đầu tư điện pin mặt trời)

– Thuỷ triều: Cần Đước chịu tác động của chế độ bán nhật triều, trong 24 giờ thuỷ thiều lên xuống 4 lần trong ngày ( 2 lần lên và 2 lần xuống), chu kỳ triều cường cách nhau 12 -14 giờ/ ngày.

(Còn tiếp)

Đặng Trường Vân

Bài trướcCần Đước với lợi thế thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đặc trưng
Bài tiếp theoChiếc áo dài trắng ngày ấy!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây