Cần Đước quê hương tôi!

0
1431

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

NCĐ: Để giúp cho các bạn có thêm thông tin về Cần Đước, chúng tôi giới thiệu bài viết của anh Đặng Trường Vân – Người con Cần Đước – để bạn đọc tham khảo.

Hôm nay xin nêu về những địa danh của Xã Phước Đông, nằm bên bờ Tây hạ lưu sông Vàm Cỏ, khúc sông này còn có tên gọi khác là “Sông Bao Ngược”, tính từ Rạch Mương đến Kinh Nước Mặn, gồm có các xóm ( tên gọi xa xưa): (1) xóm cầu Nhứt Bạn; (2) xóm Hội Đồng; (3) xóm Bến (4) xóm Lăng; (5) xóm Ao Xoài ( ao Xài);(6) xóm Trể; (7) xóm Mương; (8)xóm Lãnh Bình Thế (9) xóm chợ Mới; (10) xóm đầu Rừng; (11) xóm Nhà Vựa; (12) xóm Kinh cũ; (13) xóm Rạch Gốc.

  1) xóm Cầu Nhứt Bạn:  thuộc ấp 1 Xã Phước Đông (PĐ), khoảng năm 1873 có ông Trần Văn Bạn làm chức Hương nhứt, ông Bắc cây cầu ngang con rạch cho dân tiện đi lại. Nhớ ơn ông nên gọi là “cầu Nhứt  Bạn” ông Bạn làm hương nhứt  nên từ đó xóm này có tên (1).

2) xóm Hội Đồng: khoảng năm 1866 có ông Nguyễn Văn Đầy tổ chức bắc cầu qua rạch Xóm Bến và vận động dân khai phá vùng này, từ Hội Đồng từ ghép của việc tụ hội hợp sức và đồng lòng khai hoang …

3) xóm Bến: là bến ghe thuyền thương hồ các nơi từ miền Trung; Đồng Nai; Gia Định; miền Tây lên… đây là nơi cổ xưa nhất của xã Phước Đông ( đang nghiên cứu chi tiết và sẽ bổ sung sau).

4) xóm Lăng:  thuộc ấp 2 PĐ, do kiến họ Sầm ( chưa rõ nguồn ) vào khai phá, do giàu có xây dựng nhiều lăng mộ như: mộ ông Phong; ông Bộ…(còn đi tích); xóm này vào năm 1866 có ông Phạm Văn Nhung (tư Nhung – kiến họ Phạm đầu tiên của xã PĐ) người cùng khai phá vùng này ( bổ sung chi tiết sau).

  5) xóm Ao Xài ( nay gọi là Ao Xoài) ấp 3 xã PĐ: do tích nước để sử dụng trong mùa khô ( mùa nước mặn) nhưng cư dân đến khai phá cùng nhau đào cái ao để tích nước để xài (sử dụng) trong mùa khô, ngày nay đọc trại là: Ao Xoài.

6) xóm Trể: có một nhóm cư dân đến khai phá vùng này kết hợp với việc đánh bắt cá bằng “ghe trể” , chiếc ghe thấp nhỏ như xuồng ba lá, một bên có tấm ván sơn vôi màu trắng, một bên giăng lưới, khi đêm xuống thả tắm ván xuống nước cho vuông góc với dòng nước chảy, do khi xưa cá tôm nhiều tối lên mặt nước ăn khi thấy màu trắng giật mình phóng lên và bị lọt vào ghe) cách đánh bắt này đến những năm 1980s , nhưng nay không còn.

7) xóm Mương: khi xưa có ông Đỗ Văn Huỳnh sống ơn Làng Phước Yên ( nay là ấp 4 PĐ), khoảng giữa thế kỷ XIX  ông cho đào con mương thoát nước từ làng ra sông Cần Đước, lúc đầu cư dân gọi là Mương Ông Huỳnh, sau giản lược lại gọi là Xóm Mương…

8. Xóm Lãnh Thế thuộc ấp 5 xã PĐ, nơi đây có nhà và mộ ông Nguyễn Văn Thế ( Lãnh binh Thế) một thủ lĩnh nghĩa quân trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Cần Đước ( ông Thế là cháu của Bà Mọi, năm 1870 bà Mọi cùng 2 người con trai từ Đồng Nai xuống lập nghiệp khai phá vùng này, ngày nay có địa danh Rạch Bà Mọi). Người dân xóm Lãnh Thế còn làm nghề xay lúa gạo, nên còn gọi là “ Xóm Hàng Xáo”.

9. Xóm Chợ mới:  thuộc ấp 2 xã PĐ, nơi đây là giáp nước giữa sông Rạch Xu và kinh Lò gạch ( kinh cũ bây giờ) cho nên ghe thuyền từ Đồng Nai, Gia Định và Miền Tây lên thường neo đậu chờ nước lớn lên rồi đi tiếp, vì vậy tại đây hình thành một chợ nhỏ phục vụ cho khách Thương Hồ (sau này Pháp đào kinh Nước Mặn, chợ này dần mất đi)

10. Xóm Đầu Rừng: nay thuộc ấp 7 và ấp 6, sát sông Vàm Cỏ, vì khu đây này cao, nhiều cây Giá mọc thành rừng khó khai phá, phía trong có một bàu nước ngập giống hình nút Cơ nên có người gọi là Bàu Cơ, (do nhiều Sấu nên cũng có người gọi Bàu Sấu), một nhóm người họ Đặng và họ hàng thân thuộc đến đầu rừng lập xóm để ở và khai phá dần vào bên trong từ Bàu Cơ ra sông Rạch Cát, từ Bàu Cơ ra sông Bao Ngược… từ đó họ Đặng chính thức có mặt ở Cần Đước…

11. Xóm Nhà Vựa: thuộc ấp 6, khoảng năm 1880 có bà Cao Thị Dảng con ông Chủ Sành là người giàu có đến lập vựa chứa lúa đầu tiên, sau đó nhiều vựa lúa của Chủ Võ, Biện Phòng, Cả Tú… ra đời nên gọi là xóm Nhà Vựa.

12. Xóm Kinh Cũ: thuộc ấp 6, PĐ, khoảng năm 1778, để tránh sóng gió nguy hiểm cho ghe thuyền đi từ miền Đông xuống miền Tây, người dân đào một con kinh nối liền sông Rạch Xu ( sông Cần Đước) đến Sông Bao ngược, đi ngang qua lò gạch nên lúc đầu gọi là kinh Lò gạch. Sau đó Pháp đào kinh Nước Mặn nên kinh này gọi là kinh Cũ.

13. Xóm Rạch Gốc: nay thuộc ấp 7 xã Phước Đông, con rạch này nối liền từ Bàu Cơ ra sông Rạch Xu ( sông Cần Đước) là địa danh xuất hiện sớm nhất. Trong địa bạ Minh Mạng lập năm 1836 có ghi nhận: Phường Phước Yên Đông xứ Cần Đước, Rạch Gốc khu vực này rừng rậm có nhiều cây to, nhân dân xuống rạch mò tôm cá đều gặp nhiều gốc cây trôm rất lớn nên đặt tên là Rạch Gốc./.


Đặng Trường Vân

Bài trướcMùa Xuân thăm đình Vạn Phước, Chợ Đào…
Bài tiếp theoThêm bài hát về quê hương Cần Đước: Hai dòng sông quê

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây