Người Cần Đước Hiếu học: Trường Rạch Kiến – Lò đào tạo nguồn nhân lực

3
3687

LÊ TƯỢNG

Tiếp theo bài TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NGƯỜI CẦN ĐƯỚC, chúng tôi đón nhận nhiều thông tin tích cực của nhiều người Cần Đước hiếu học. Họ là những người thành đạt đang hoạt động nhiều lãnh vực khác nhau trong đó có ngành y tế. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những gương mặt thành đạt là học sinh Trường Rạch Kiến.

Người Cần Đước


Thầy Mai Thành Khương (bìa phải) cùng học sinh cấp 3 Trường Rạch Kiến: Đặng Văn Nguyện, Hồ Hoàng Kiếm, Lê Văn Hậu.


Những năm sau 1975, ngôi trường phổ thông ở Rạch Kiến có tên là “Trường phổ thông cấp 2 Long Hòa, Cấp 3 Rạch Kiến” – thường gọi tắt là “Trường cấp 2,3 Rạch Kiến”. Nơi đây đã đào tạo ra khá nhiều học trò sau này thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có người trở về làm việc cho địa phương ở huyện, trong tỉnh; nhưng cũng có người làm việc ở nơi khác, thậm chí ở nước ngoài. Ngày xưa, một người Thầy ở Trường cấp 2,3 Rạch Kiến có nói “Đất Tân Trạch là đất “Địa linh nhân kiệt” vì Thầy thấy ở nơi đây sản sinh ra rất nhiều học trò thành đạt, đặc biệt là trong ngành y tế có khá nhiều bác sĩ.


Trường Rạch Kiến – Ảnh: Trần Anh Kiệt


Trong “lứa” học trò thành đạt đầu tiên mà nhiều người biết đến có thể kể đến là anh Tám Thiệp (Nguyễn văn Thiệp), nguyên là Giám đốc Sở tài nguyên môi trường tỉnh Long An, sau đó là Bí thư Huyện Ủy Cần Giuộc giờ đã về hưu. Những năm sau đó, Trường cấp 3 Rạch Kiến luôn giữ vững tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và trúng tuyển vào đại học “thuộc thứ hạng cao” trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp gần 100% và tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học gần 30%. Đó là một tỷ lệ hiếm có trong thời đó, cái thời mà chưa có “phong trào dạy thêm, học thêm”, đa số học sinh phải tự học và “chia sẻ kinh nghiệm” lẫn nhau qua các buổi “học nhóm”.

Đặc biệt, số học sinh thi đậu vào Đại học Y dược TP. HCM năm nào cũng có, có thể kể đến những cái tên như Huỳnh Thị Ngọc Loan, Phạm Chí Thành, Trần Ngọc Đường, Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Hậu … Trong số học sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học những năm 1980, 1981, có 2 học sinh được chọn đi du học nước ngoài do đạt điểm cao (Một học sinh trúng tuyển vào Đại Học Bách Khoa TP. HCM và một học sinh trúng tuyển vào Đại Học Y Dược TP. HCM), nhưng cả hai đều xin ở lại học trong nước.


Thầy cô Trường
 Rạch Kiến – Ảnh: Trần Anh Kiệt

Trong số những người tốt nghiệp bác sĩ y khoa hệ chính quy đó, có những người con quê hương Tân Trạch trở về phục vụ cho ngành y tế Cần Đước thời đó là Nguyễn Văn Minh và Lê Văn Hậu. Những người kia là ở các xã khác cũng thuộc Huyện Cần Đước.

Trong những năm 80, ngành y tế huyện Cần Đước lần lượt tiếp nhận những người con quê hương, tốt nghiệp bác sĩ y khoa từ Đại học Y Dược TP HCM trở về làm việc như BS Huỳnh Thị Ngọc Loan – Trưởng khoa Nội – Nhi – Nhiễm , BS Phạm Chí Thành – Trưởng khoa Cấp cứu, BS

Nguyễn Văn Minh – Trưởng khoa Sản thuộc Bệnh viện Cần Đước. Đây là những bác sĩ “cốt cán” trong khám và điều trị bệnh nhân thời bấy giờ. Đến năm 1987 – 1988, BS Lê Văn Hậu về nhận nhiệm vụ tại Bệnh xá Rạch Kiến, sau đó, hoán đổi với BS Huỳnh thị Ngọc Loan trở về làm Trưởng Khoa Nội – Nhi – Nhiễm thuộc Bệnh viện Cần Đước. Tất cả những người này đều là “đồng môn” – học trò của Trường Cấp 2,3 Rạch Kiến.

Những năm đó, Ngành y tế Cần Đước còn “non trẻ”, gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng cho khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Các anh chị em đã làm việc với tấm lòng nhiệt tình, vì lương tâm trách nhiệm của người thầy thuốc, đã giúp đỡ rất nhiều người vượt qua cơn “thập tử nhật sinh” vì bệnh tật.

Cho đến ngày nay, đã có nhiều thế hệ bác sĩ được đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau, các anh chị bác sĩ thời đó đã lần lượt về hưu, nhưng dấu ấn của học sinh Trường cấp 2,3 Rạch Kiến cũng còn in đậm trong ký ức của nhiều người Cần Đước, nhất là người dân vùng thượng, Rạch Kiến, và Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cần Đước hiện nay là BS Trương Văn Hoàng, cũng là một học trò của Trường Cấp 2,3 Rạch Kiến thời đó.

Lê Tượng

Bài trướcCảm nhận từ một chuyến đi: “Hai lúa” đi Úc.
Bài tiếp theo“Công tử” Cần Đước !

3 BÌNH LUẬN

  1. Giai đoạn chúng em học 1987-1990 trường có tên là Phổ thông Trung học Rạch Kiến. Bao gồm học sinh ở các xã vùng thượng của huyện (từ Mỹ Lệ đổ lên) và 1 số xã vùng thượng huyện Cần Giuộc như Phước Lâm, Phước Lý… Hơn 30 năm rồi, trường cũng đã thay tên!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây