Quá trình khai phá vùng đất Phước Đông – Cần Đước (1)

0
753

 

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

Tiếp theo bài viết về sự sáp nhập hai phường Phước Yên và Phước Yên Đông thành xã Phước Đông (năm 1923) cho đến nay, mời các bạn tham khảo thêm về quá trình khai phá vùng đất này của ông cha ta.

Những mốc lịch sử ghi nhận thời gian ông cha ta đến vùng đất Nam bộ

Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chân Lạp (Khmer) Chey Thetta II, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gã Công chúa Ngọc Vạn cho Vua Khmer Chey Thetta II, từ đó cư dân Việt đã đặt chân đến vùng đất Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay) và khai phá mở rộng ra vùng đất Đồng Nai.

Năm 1623, vua Khmer đồng ý cho Chúa Nguyễn lập đồn thuế ở Prey Nokor (Sài Gòn ngày nay) và cho thành lập dinh điền Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay), từ đó cư dân Việt chính thức và công khai khai khẩn đất từ Bà Rịa đến xứ Cần Đước (tiếng Khmer gọi là: Đom bon Kan Đước).

Năm Mậu Dần 1698, Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định.

Năm  Bính Tý 1756, vua Chân Lạp dâng 2 vùng đất Lôi Lạp ( Gò Công) và Tầm Bôn (Tân An) để chuộc tội (do trước năm 1653 câu kết Chúa Trịnh đánh Chúa Nguyễn, đến năm 1756 thua trận, bị Cai cơ Nguyễn Cư Trinh chiếm thành Nam Vang, nên cầu hoà và dâng đất để chuôc tội)…


Năm Đinh Mùi 1757
, dâng thêm hai vùng đất Ba Thắc và vùng Tầm Phong Long (Trà Vinh và Sa Đéc).

Năm Canh Tý 1750 (Theo gia phả của gia tộc họ Nguyễn Phước Đông), Bà Mọi cùng hai người con từ Đồng Nai xuống lập nghiệp khai phá vùng đất Phước Yên Đông. Hiện nay còn địa danh rạch Bà Mọi.

  Tóm lại, từ năm Mậu Dần 1698 đến năm Đinh Mùi 1757, sau năm 59 năm chúa Nguyễn đã đặt xong cơ sở hành chánh trên khắp Nam Bộ.

(Còn tiếp)

Đặng Trường Vân

Bài trướcDòng thời gian!
Bài tiếp theoSản khấu học đường miền quê – Cần Đước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây