Cần Đước -Định hướng phát triển đến 2030 và tầm nhìn đến 2050

0
755

Th.S NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Cần Đước có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển, nằm gần TP. HCM một trung tâm kinh tế văn hoá lớn, thuận lợi giao thông thủy bộ với quốc lộ 50, sẽ kết nối với quốc lộ 50B và đường vành đai 4 đi Đồng Nai, Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cần Đước được bao bọc giữa hai con sông Vàm Cỏ và Rạch Cát, là đầu mối giao thông thủy giữa TP. HCM với các tỉnh miền Tây qua kinh Nước Mặn, và nằm ngay cửa sông Soài Rạp thông ra biển.

Bản đồ phát triển giao thông
Cần Đước có diện tích 220,49 km2 và # 190 ngàn dân với nhiều tiềm năng thiên nhiên và lịch sử văn hoá truyền thống.
Hiện cơ sở hạ tầng kinh tế, giao thông, văn hoá giáo dục tương đối phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá.

Dự báo đến năm 2030 dân số Cần Đước có # 240 ngàn và 2050 sẽ là # 380 ngàn
Hướng phát triển Cần Đước sẽ là một đô thị vệ tinh của TP. HCM với cơ cấu công nghiệp – đô thị – nông nghiệp công nghệ cao – du lịch sinh thái.


Bản đồ định hướng không gian phát triển

Tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Diện tích đất công nghiệp năm 2021 # 1395 ha; dự kiến năm 2030 # 2821 ha; năm 2050 # 3500 ha. Dự kiến có 08 khu công nghiệp (KCN) và 13 cụm công nghiệp (CCN).
Ngoài các KCN đang hoạt động như Cầu Tràm, Thuận Đạo, Cầu cảng Phước Đông, Phúc Long, sẽ bổ sung KCN Thuận Đạo 2, KCN Tân Lân 1, 2, 3. Bổ sung các CCN Long Sơn 1, 2, 3; Tân Chánh 1, 2; Phước Tuy…

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá đi liền với phát triển công nghiệp và giao thông. Dự báo tỉ lệ đô thị hoá năm 2030 #40% và năm 2050 #50%
Phát triển 05 đô thị trung tâm là thị trấn Cần Đước, Rạch Kiến, Long Trạch, Long Cang và Long Hựu Đông với dân số đô thị dự kiến năm 2030 # 100 ngàn người; năm 2050 # 220 ngàn người.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hình thành các cụm dân cư. Dân số nông thôn tương đương là # 140 ngàn và # 160 ngàn.
Bản đồ hiện trạng

Bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá kết hợp cảnh quan sông nước phát triển du lịch. Xây dựng Long Hựu thành khu du lịch văn hoá sinh thái.
Hoàn chỉnh hệ thống giao thông liên xã kết nối với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ 50, 50B, và đường vành đai 4. Mỗi xã, thị trấn hoàn chỉnh hệ thống trường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Toàn huyện có 06 trường trung học phổ thông đào tạo nguồn nhân lực có trình độ học vấn phổ thông phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá biến Cần Đước thành một huyện kinh tế phát triển cao về kinh tế, văn hoá, là một vùng đất con người thân thiện nghĩa tình, có mức sống ngày càng cao, là một vùng đất đáng sống với thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao năm 2020 là 90,2 tr/người, đến năm 2030 là 410,4 tr/người.

Ngày 20-21/6/2023 Hội đồng nhân dân huyện Cần Đước họp quyết định định hướng phát triển huyện Cần Đước đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Cần Đước là huyện anh hùng trong kháng chiến, nay là huyện văn hoá của tỉnh, huyện anh hùng trong thời kỳ đổi mới, và đang trở thành huyện nông thôn mới một ngày không xa.

Nguyễn Văn Đông

Bài trướcGặp người Cần Đước ở Canada.
Bài tiếp theoGặp lại đồng hương Cần Đước nơi xứ người!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây