Cần Đước quê hương tôi: Các xóm thuộc xã Phước Đông (2)

1
559

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

Sau năm 1975 tôi học trường Hồ nước, trường này không biết xây dựng từ năm nào, lúc đó tôi học thầy Kỷ dạy, sau đó cô Chung Ngọc Mây dạy tôi, năm sau đó hết lớp 5 chúng tôi phải thi vào cấp 2, tại trường Cần Đước và cũng năm đó trường thành lập thêm trường cấp 2 cơ sở Thị trấn 2 tại Trường Hồ nước có hai lớp Anh Văn; một lớp Pháp Văn…

Trước năm 1975 không có Thị trấn, nên trung tâm hành chính quận Cần Đước thuộc địa bàn xã Tân Ân cách Xã Phước Đông là sông Cần Đước có hai cái cầu sắt bắt qua sông Cần Đước: Cầu Chùa (tại đốc cầu phía bờ Phước Đông có cái chùa – tôi không nhớ tên) và cây cầu nối liền Xóm Rổi qua chợ Cần Đước.

Các xóm thuộc xã Phước Đông xưa nay thuộc Thị Trấn Cần Đước: (1) Xóm Rổi; (2) Xóm Chùa; ; (3) Xóm Đáy;  4) Xóm Hồ nước.

1) Xóm rổi: khi xưa ở khu vực này có những người dân có ghe đi biển tối họ ra biển Cần Giờ, Vàm Láng mua cá tươi được đánh bắt từ biển khuya là về các chợ bán sĩ lại cho bà con bán lẻ ở chợ và gánh vào các xóm bán lẻ.

2) Xóm Chùa: là xóm nằm cạnh chân cầu vì có ngôi chùa ở đây. Cầu xóm Chùa tôi không nhớ rõ dỡ bỏ năm nào, năm 1977 hay 1978 vì theo chương trình đấp đập ngăn mặn…

3) Xóm Đáy: vì đặt trưng khúc sông này, vừa qua cầu Chùa là khúc sông nước chạy rất mạnh, phía trong xóm Chùa là xóm Đáy (đáy theo từ hán Nôm là một dãy). Dân ở đây sống bắng nghề đóng đáy ( giăng lưới bắt cá một dãy cố định trên sông bằng những cột thường làm bằng cây dừa lâu năm).

3) Xóm Hồ Nước, tôi không biết rõ vì sao gọi Hồ Nước, chắc có thể gọi Ao nước Bà Sáu khi xưa ( phía sau nhà ba anh năm Tích – hãng nước đá và cà rem) có cái ao nước do bà Sáu đào để chứa nước ngọt cho dân xài…

Ngoài ra còn xóm Đông Lâm; xóm Phước thiện.

Đặng Trường Vân

Bài trướcNgười Cần Đước ở Vũng Tàu
Bài tiếp theoChúc mừng Ngày Thầy Thuốc Việt Nam

1 BÌNH LUẬN

  1. /- Các xóm thuộc xã Phước Đông nay thuộc thị trấn Cần Đước (thành lập năm 1976) có:

    -Xóm đáy: nằm sát chân Cầu chùa, có hơn chục miệng đáy đóng từ chân Cầu chùa vào đến Rạch su, xóm có từ đầu tk20, nhiều đời truyền nhau cho đến sau 1975 đấp đập Cầu chùa thì nghỉ luôn

    -Gọi là cầu chùa không phải là chùa Phước Sơn bây giờ mà nghe kể ngày xưa có ngôi chùa nhỏ ven sông kế có cây mấm to đã bị lỡ hết xuống sông…

    -Từ cầu chùa đi thẳng là xóm lộ, rồi xóm lộ cũ, xóm lộ mới, xóm rổi, xóm hồ nước, xóm chùa Phước Thiện…

    -Gọi xóm hồ nước vì đầu đường chỗ nhà út Hoằng có xây cái hồ bê tông chứa nước mưa, còn ao Bà Sáu nằm đối diện bên kia lộ kế bên sân vận động mà sau nầy là sân pháo binh 105ly, người ta đào ao Bà Sáu là để lấy đất đắp mả Bà Sáu thật to kế bên rồi sẵn nước thì dân xài…

    -Bà Sáu là một người nghèo bán trầu ở chợ CĐ nhưng sau trở thành một địa chủ lớn có hơn 1000 mẩu ruộng và xây một biệt thự kiểu Tây năm 1932 mà dân thường gọi là lầu Bà Sáu, năm 1946 Pháp trở lại CĐ chiếm làm đồn, từ đó lầu Bà Sáu là nơi giam cầm, tra tấn những người yêu nước và là một dấu ấn kinh hoàng đv dân CĐ, sau 75 là trụ sở huyện đội…

    -Còn tại sao gọi lộ cũ, lộ mới là một câu chuyện dài sẽ kể sau…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây