Đừng quên những ngón đàn đờn ca tài tử!

0
621

THANH MINH

Là người góp phần thành công cho vỡ diễn nhưng không được giới thiệu, quảng bá như nghệ sĩ  ca hát, nên việc tìm tư liệu hình ảnh các nghệ nhân đờn ca tài tử quá khó khăn.

Ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) được mệnh danh là Người Thầy của đờn ca tài tử nam Bộ. Ông đã từng sinh sống và đào tạo bao nhiêu thế hệ đờn ca tài tử ở vùng đất Gia Định nhất là Cần Đước, Cần Giuộc với những nghệ danh tên tuổi như Chín Chiêu, Sáu Thòn…và nhiều nghệ nhân khác như Năm Giai, Năm Quýnh, Bảy Quế, Năm Lòng…đều do Ông Ba Đợi và học trò của ông dẩn dắt. Chính những nghệ nhân nầy đã tạo nên phong trào đờn ca tài tử, lớp nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời như Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Minh Vương, Lệ Thuỷ…và lớp trẻ sau nầy đều để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Trên các báo tràn ngập những hình ảnh kép đẹp, đào thương với bao nhiêu người ai mộ. Thế nhưng, đối với người “đàng sau cánh gà” thì khác! Họ phải dành thời gian để tập luyện hết nhạc cụ nầy đến nhạc cụ khác nhằm chọn lọc “ngón đàn nào lợi hại nhất”, vì thế mới có “Tiếng đờn Cần Đước nổi danh/ Giai Kìm, Quýnh Gáo, Quế Tranh, Lòng Cò” nhưng hầu như khán giả chỉ biết đến nghệ sĩ ca hát mà quên đi người đàng sau cánh gà!

Hình ảnh hiếm hoi về Ban nhạc đờn ca tài tử nam Bộ.

Khi thành lập trang Người Cần Đước Online, để tìm tư liệu để viết về Nghệ sĩ Hương Huyền, Hương Sắc không khó nhưng để tìm tư liệu, hình ảnh về các nghệ nhân là nhạc sĩ đờn ca tài tử thì ngay cả tấm ảnh cũng không ra hồn. Ngày cả Ông Chín Chiêu, người học trò ưu tú của Người Thầy đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại cũng không tìm được tấm ảnh chân đứng, tôi có liên hệ người cháu ngoại là thầy cũ của tôi, thầy Chánh cũng chịu thua và đề nghị tôi chụp lại bức ảnh trên bàn thờ!

Quảng cáo cho nghệ sĩ ca hát lúc nào cũng lộng lẫy!

Cuộc đời của các nghệ nhân đam mê nhạc cụ cổ truyền là vậy, họ có đời sống an nhàn không đua chen không ham danh lợi. Tôi có người bác ruột ở Cầu Nổi, Cần Đước, hàng ngày ông chơi đàn Tranh, đàn Nguyệt,…với ông Tám Tả (bác của Hương Huyền, Hương Sắc), cả hai say sưa vừa song tấu vừa uống rượu từ ngày nầy qua ngày khác nhưng nay không thể tìm thấy bức ảnh nào lưu lại hình ảnh nầy.

Khán giả say mê ngón đàn nhưng không thể biết mặt!

Phong trào đơn ca tài tử và ca cổ cải lương đã in sâu vào lòng khán giả trong đó có công rất lớn của những nghệ nhân nhạc sĩ với những ngón đờn điêu luyện nhưng bị bỏ quên, nên chăng Cần Đước được coi là cái nôi của đờn ca tài tử nam Bộ cần tổ chức các hình thức tôn vinh đờn ca tài tử như lập bảo tàng để lưu trữ các nhạc cụ, tác phẩm, giao lưu đờn ca tài tử nam Bộ, tổ chức giải thưởng đờn ca tài tử mang tên tên Nguyên Quang Đại…

Thanh Minh
24/3/2022

Bài trướcXe đò Cần Đước và hội xe đò Đồng Hiệp
Bài tiếp theoHàng cây kiểng độc lạ ở Cần Đước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây