Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

0
457

THANH MINH 

Ngày xưa việc đi lại rất khó khăn, cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc, học tập gần như trong ngôi làng của mình. Việc kết hôn phần lớn do “Ông mai, bà mối” giữa xóm trên, xóm dưới hoặc làng bên. Việc học được giao cho các thầy đồ dạy chữ cho con trẻ trong xóm trong làng.

Hồi tôi học lớp nhất (lớp 6 hiện nay), khi được ba cho đi Sài Gòn thăm họ hàng, đám trẻ hàng xóm rất ngưỡng mộ khi biết tôi đi cả tuần mới về. Về khoảng cách, từ Cần Đước đến Sài Gòn khoảng 40 cây số nhưng đi lại khó khăn, họ hàng nhiều năm mới gặp nhau nên thăm viếng nhau phải ở lại nhiều ngày cho “hả dạ”.  60 năm trước đã khó khăn như vậy huống hồ hàng trăm năm trước đó đi lại càng khó khăn hơn và cuộc sống “ao làng” tồn tại từ lâu đời nay. Do sinh sống gần nhau nên việc thăm viếng ba ngày Tết khá dễ dàng, hơn thế nữa còn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”.

Lì xì phong tục ngày Tết của người Việt Nam

Mùng 1 tết cha

Ngày mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm “mùng một Tết cha” có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

Mùng 2 tết mẹ

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “xuất hành” sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Đây là lý do người xưa gọi mùng 2 là “Tết mẹ”.

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lý tưởng để sum vầy, hàn huyên với ba mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không

Mùng 3 tết thầy

Cuối cùng là mùng 3 “Tết thầy”. Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học. Ngày “Tết thầy” là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người “đưa đò”. Ngoài ra, đây cũng là dịp những người bạn họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.

Hiện nay, do điều kiện khác xưa nên việc thăm viếng tuỳ thuộc và hoàn cảnh từng người, từng gia đình. Có gia đình cha mẹ anh em ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tình hình dịch bệnh còn nguy cơ cao hạn chế gặp gỡ nên đêm giao thừa cả gia đình chúc Tết qua video call, lì xì qua tài khoản…


Nhóm 468 Cần Đước chọn ngày Giỗ tổ Hùng Vương gặp nhau thay cho ngày mừng 3 Tết.

Bạn bè xa quê hương “gặp nhau” trên các ứng dụng công nghệ như Facebook,  Zalo, Viber…

Truyền thống Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy đã dần mai một, tuy vậy nó cũng gợi nhớ nét đẹp truyền thống của người Việt Nam làm cho chúng ta còn nhớ nhau, còn quan tâm với nhau về nguồn cội của mình.

Bài và ảnh do Thanh Minh tổng hợp
Theo Nông Nghiệp Việt Nam và Internet

 

Bài trướcBữa cơm chiều 29 Tết!
Bài tiếp theoNgười Cần Đước luôn hướng về quê hương!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây