Người Cần Đước trên bản đồ giáo dục: Tiến sĩ Lê Minh Hữu – Cha là người Thầy đầu tiên!

0
1017

 

 Tiến sĩ Lê Minh Hữu là con trai của BS Lê Văn Hậu, người Tân Trạch, Cần Đước. Anh Hậu và cháu Hữu như hai người bạn “đi thưa về trình cho nhau”, đó là tấm gương tốt cho con học tập, cha con cùng chia sẻ niềm vui, động viên lẩn nhau khi khó khăn. Hiện nay TS Minh Hữu đang làm việc tại Thuỵ Điển nhưng lúc nào cũng hướng về quê hương. Hữu luôn coi người cha của mình là người Thầy đầu tiên. Chúng tôi muốn giới thiệu cùng bạn đọc về người học trò có người Thầy, người Cha là Người Cần Đước.

Người Cần Đước 

Tiến sĩ Lê Minh Hữu là tiến sĩ khoa học máy tính (thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), tốt nghiệp tại Đại học Adelaide – Úc, năm 2018 (học bằng học bổng của trường này). Sau khi tốt nghiệp, Hữu làm sau tiến sĩ (postdoc) tại Đại học công nghệ Queensland (QUT) – Úc. Sau một năm làm việc tại QUT, Hữu được giáo sư Christopher Zach mời về làm việc cùng ông tại Đại học Chalmers – Thụy Điển đến nay.


Cùng cha tại lễ trao học bổng Intel dành cho sinh viên Đại học Bách khoa TP. HCM


Hiện nay, TS. Minh Hữu đã có hơn 20 công trình khoa học được công bố quốc tế, có những công trình được công bố trên những hội nghị khoa học hàng đầu thế giới. Công việc vừa qua của Hữu là tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh và sinh viên cao học, đồng thời review (bình duyệt) các bài báo quốc tế từ các hội nghị khoa học quốc tế gởi về. Hiện tại, Hữu đã chuyển sang làm việc cho một công ty công nghệ của Thụy Điển với mong muốn ứng dụng những kiến thức của mình vào những sản phẩm công nghệ thực tế.



Con ôm cha ơi Mỹ, 8 năm sau cha ôm con tại Úc!

Thành tích khoa học là như vậy, nhưng có ai biết được, ngày xưa Hữu thi tuyển vào Trường phổ thông năng khiếu chuyên tin, cháu bị … rớt, với môn chuyên tin chỉ có … 1 điểm ! Mặc dù trước đó, Hữu đã được nhiều giải thưởng ở các kỳ thi tin học không chuyên.

 Từ nhỏ, Hữu chỉ được học trường “quê”, không “học thêm”. Quan điểm của người cha dạy Hữu là phương pháp học chứ không phải là kiến thức, kiến thức thì đã có sách vở, Hữu phải tự trang bị. Vào thời điểm Hữu chưa vào lớp một, cha của Hữu chỉ dạy cho Hữu các từ a, b, c … Sau đó cha viết lên các đồ vật tên gọi các đồ vật đó. Ví dụ: viết lên cái thùng giấy chữ “thùng”, viết miếng giấy dán lên cái bàn chữ “bàn”… rồi chỉ cho Hữu xem… Một hôm, cha dẫn Hữu theo đến cơ quan làm việc, Hữu theo các cô chú trong cơ quan… bổng mọi người ngạc nhiên khi cháu cầm tờ báo đọc thành thạo! Người cha cũng ngạc nhiên bởi vì chưa dạy Hữu ráp vần. Từ đó, Hữu lôi các sách của cha đọc ngấu nghiến, có gì thắc mắc thì Hữu hỏi cha, Hữu thường nói: “cha là cuốn tự điển sống của con”!


Ba cha con nhà họ Lê

 Hữu tâm sự, khi được học bổng tiến sĩ ở trường Đại học Adelaide ở Úc, nhà trường yêu cầu Hữu phải có ít nhất 2 bài báo khoa học được công bố quốc tế và phải là công bố ở hội nghị khoa học hàng đầu thế giới ! Sau nhiều lần đề xuất với Thầy hướng dẩn – cũng là người cấp học bổng – ý tưởng “mới” mà mình tâm đắc, thầy phán “đây là đề tài người khác đã làm từ 1962!”. Hữu đã từng học ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, tiếp cận với thông tin “hiện đại” về kỹ thuật, từng du học Mỹ cũng đã cập nhật nhiều kiến thức mới, nhưng bây giờ Hữu đưa ra những ý tưởng “mới” mà bị Thầy bác bỏ! Điều đó làm Hữu suy nghĩ: thì ra thời gian qua, mình như “con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ thấy Trời bằng vung”! Những việc mà thế giới đã làm từ năm 1962 mà mình cho là “mới”!


Cùng gia đình và các mentor đi picnic ở Oregon, Mỹ

Hữu nhớ lại lời dạy người Thầy đầu tiên, chính là người Cha của mình từng dạy “kho tàng tri thức của nhân loại vô hạn và nó sẽ sáng tạo ra những kiến thức mới dành cho người có kỹ năng tự học”. Thấm thía tầm quan trọng của “kỹ năng tự học”, cuối cùng Hữu cũng tìm được cho mình  một đề tài, mà sau này là một trong những bài báo khoa học được công bố quốc tế tại hội nghị khoa học hàng đầu thế giới tổ chức tại Mỹ. Đề tài này cũng là một nội dung trong luận án tốt nghiệp tiến sĩ Lê Minh Hữu !

Mặc dù sống và làm việc ở nước ngoài nhưng Hữu luôn có tâm hồn hướng về quê hương, nhất là quan tâm đến những người nghèo. Hữu đã có ý tưởng xây dựng “Một mô hình từ thiện mới với những thuật toán và kêu gọi những người yêu thích tham gia, sau những vụ “lùm xùm” về từ thiện ở Việt Nam.

Lê Minh Hữu là Người Cần Đước đó!

Theo BS Lê Văn Hậu
Thanh Minh tổng hợp

Bài trướcKý ức những ngày đầu làm thầy thuốc
Bài tiếp theoTruyền thống hiếu học của Người Cần Đước (*)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây