Sự đam mê thơ, ca của Người Cần Đước

0
574

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

Từ lúc còn bé tí tôi đã được nghe những câu hát ru, câu ca dao, hò vè của má tôi, bà tôi đến khi lớn lên tôi được bà tôi và cậu tôi đọc cho tôi nghe Thơ Lục Vân Tiên (LVT) của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Sau này lớn tôi khâm phục bà ngoại tôi dù bà không biết chữ “Quốc ngữ” nhưng bà vẫn thuộc nằm lòng 2082 câu thơ LVT.


Cứ mỗi buổi tối bà đọc cho anh chị em chúng tôi nghe một đoạn, bà vừa đọc bà vừa măn chí trên đầu hết đứa này đến đứa khác, (hồi đó sau mà khổ: trên đầu là chí, dưới giường là rệp, xung quanh là muỗi) mỗi lần bà dừng lại là lúc bà bắt được con “chí đực” (bà đưa vào miệng cắn nó và phun ra) rồi bà đọc tiếp, anh em tụi tui nghe thơ LVT đến ghiền đêm nào không nghe bà đọc là đêm đó khó ngủ. Sau này lớn lên tôi mới biết bài thơ LVT là thể hiện tấm lòng Trung Hiếu Nghĩa của người đàn ông và Công Dung Ngôn Hạnh của người phụ nữ Nam bộ mà cụ Đồ đã khắc họa, chính vì sự ảnh hưởng sâu rộng đó mà Phong trào Cần Vương được người dân Nam kỳ lục tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ, đặc biệt là người dân vùng Cần Giuộc, Cần Đước, tôi cũng bị ảnh hưởng từ đó. Sau này vào trường dược  học thêm nhiều bài thơ của cụ Đồ như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Ngư Tiều Y thuật vấn đáp. Đặc biệt tôi thích nhất bài:

Chạy Tây

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay,
Bỏ nhà lủ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Tôi nghĩ chính từ ảnh hưởng của gia đình, sự giáo dục của bà tôi và những người trong gia đình làm cho tâm hồn tôi thích thơ ca, thích âm nhạc dân tộc đặc biệt là đờn ca tài tử cải lương./.

Đặng Trường Vân

Bài trướcBệnh viện Cần Đước, những ngày đầu tôi đến …
Bài tiếp theoVọng cổ: Xoài đôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây