Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội Cần Đước (3)

0
534

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN


Hệ thống giao thông liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cần Đước.

1. Hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa

Huyện Cần Đước (CĐ) nằm giữa hai trục giao thông đường thuỷ  nội địa quan trọng kết nối giữa trung tâm TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam bộ, đó là:

– Tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn – Cà Mau, trong đó có những đoạn đường sông đi dọc và ngang qua địa bàn Cần Đước.

+ Sông Rạch Cát, từ Cầu Thủ Bộ đến Kinh Nước Mặn và đoạn từ sông Xoài Rạp đến Kinh Nước Mặn.

Cầu Kinh nước mặn – Ảnh Phạm Văn Huyên

+ Kinh Nước Mặn là đoạn đường sông nằm trọn trong địa bàn huyện, là một con kinh giữ vị trí quan trọng kết nối giữa Sài Gòn với Tiền Giang và đi các tỉnh miên Tây Nam Bộ.

+ Đoạn sông Vàm Cỏ, từ Đồn Rạch Cát đến Rạch Tràm (cột đèn đỏ) đi vào Kinh Chợ Gạo kết nối với sông Tiền tại Vàm Kỳ hôn.

– Tuyến đường thuỷ nội địa Sài Gòn – Kiên Lương (SG-KL)

Tuy Cần Đước cách tuyến đường thuỷ nội địa SG-KL khoảng 10km, nhưng do đặc thù của Cần Đước có dòng sông Vàm Cỏ Đông cắt ngang tuyến đường thủy nội địa SG-KL, lòng sông rộng thích hợp cho nhiều phương tiện thuỷ nội địa lớn hơn 1.000 tấn đi lại.

– Tuyến đường thuỷ nội địa kết nối với đường hàng hải quốc tế

Tuyến hàng hải quốc tế tính từ Cảng Logistics Cái Mép Vũng Tàu đi các tỉnh Đông Nam Campuchia (Tỉnh Svayrieng; Tbong Khmum) qua hệ thống sông Vàm Cỏ đi ngang qua địa bàn huyện Cần Đước.

Quốc lộ 50 qua Cần Đước – Ảnh Thanh Minh

2. Hệ thống giao thông đường bộ

Huyện Cần Đước có trục đường Quốc Lộ 50 cắt ngang theo hướng từ Bắc xuống Nam, điểm khởi đầu từ Ngã Tư Chợ Trạm, điểm kết thúc Cầu Mỹ Lợi bắc ngang qua sông Vàm Cỏ nối liền giữa Long An và Tiền Giang, đây cũng là tuyến đường bộ quan trọng kết nối giữa TP.HCM đi các tỉnh vùng ven biển Tây Nam Bộ.

– Ngoài ra, còn có những đường bộ dự phòng để kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang phục vụ cho việc phát triền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đường Động Lực ( xem hình).

– Trong huyện Cần Đước cũng đã cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông các đường Tỉnh lộ: 826; 826B; 830 (B,C,D); 833; 835 (C, D)…

Mặt khác hệ thống giao thông đường huyện cũng đã được hình thành và nâng cấp theo tiêu chuẩn qui định hệ thống giao thông đường bộ.

Từ vị trí quan trọng của huyện Cần Đước là địa bàn nằm trên các trục đường giao thông thuỷ và bộ, cửa ngõ kết nối Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ, đồng thời Cần Đước có tuyến giao thông hàng hải quốc tế trong chuỗi cảng biển Logistic Cái Mép đi các khu Công nghiệp Bavet tỉnh Svay Riêng Campuchia…đây là điều kiện thuận lợi để Cần Đước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cho tương lai./.

Đặng Trường Vân

Bài trướcCâu hỏi bí ẩn: Chủ nhân thực sự của đền Angkor Wat là ai?!
Bài tiếp theoVẻ đẹp cổ kính của chùa Tôn Thạnh Cần Giuộc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây