ĐÔNG NGUYỄN
HÀ MỸ
Mắm còng một đặc sản của Cần Đước được thể hiện qua bài viết của Nguyễn Văn Đông và diễn đọc của MC Hà My xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Dì Quỳnh ở Mỹ điện về cho Dì Út báo là đang chuẩn bị về Việt Nam và nhờ mua dùmmấy ký mắm còng để mang về Mỹ. Dì Út đang ở Sài Gòn vội về Cần Đước mua mắm còng để sẵn.
Mắm còng, mắm tôm cũng là đặc sản của xứ Cần Đước. Con còng ngày xưa ở Cần Đước có rấtnhiều, nó sống ở vùng đất rẫy, là vùng đất nước lợ, thấp lầy và mỗi ngày con nước lớn ròng lênxuống hai lần. Còng có nhiều loại như còng lửa, còng quìu, còng vôi…Còng lửa chạy nhanh, cắnrất đau, còng quìu thì chậm chạp. Con còng khi lớn thì hình dáng xấu xí nhưng còng con thì màusắc rất sặc sỡ, hấp dẫn với đủ màu xanh. đỏ, tím, vàng.
Nhớ hồi nhỏ bọn con nít tụi tôi thường bắt còng con rồi nắn đất làm tổ cho nó ở, đây là một trò chơi thích thú không gì bằng của tuổi thơ đồng ruộng. Hay là lấy bông điệp làm mồi để câucòng lửa hoặc tét lá dừa thắt vòng bắt còng vôi. Khi nước lớn gần đầy rạch thì bắt còng tách vỏ xỏ xâu làm mồi nhử bầy cá hủng hỉnh.Món nầy mà kho tiêu ăn với cơm nóng thì khỏi chê!.
Con còng có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã như còng riêm, còng nấu canh chua lá me và làm mắm còng. Mắm còng có hai loại: loại bột sệt gọi là mắm còng và loại còn nguyên con còng lột gọi là mắm còng chua. Làm mắm còng rất công phu. Thường thì người ta đi soi còngvào ban đêm, đem về rửa sạch, chích yếm và bỏ vào cối đá giã nhuyễn với muối, xong vắt lấynước cốt và bỏ xác. Nước cốt còng đựng trong những cái nấp mái (lu) bằng gốm và đem phơirất nhiều nắng cho nó keo đặc lại, xong cho vào hủ đậy kín bảo quản kỹ để ăn dần.
Mắm còng mà ăn với cà dĩa thì mới đúng kiểu, ăn hoài không chán, hoặc ăn với bún, tôm, thịtba rọi thì cũng khỏi chê, hoặc lấy mắm còng pha làm nước chấm ăn với canh chua cá ngát cũngrất đậm đà…Có lẽ vì vậy mà đến nỗi qua đến Mỹ rồi mà Dì Quỳnh tôi vẫn còn nhớ món mắmcòng!.
Nói vậy thôi chớ hương vị quê hương mà. Quê hương đối với người xa quê khôngchung chung mà rất cụ thể như mắm còng là quê hương của Dì Quỳnh tôi vậy!.
Ở miền Hạ bây giờ người ta đấp đập, đấp đê ngăn mặn giữ ngọt để làm lúa hai vụ, từ đónhiều vùng đất rẫy đã biến thành đồng, rồi còn đào đất rẫy để nuôi tôm…Từ đó môi trường thayđổi lớn, lãnh địa của con còng cũng không còn nhiều. Giờ đây ở quê tôi trẻ thơ nhiều đứa khôngcòn biết con còng và những trò chơi với con còng…Và không chừng không bao lâu nữa thì con còng, mắm còng cũng chỉ còn lại trong ca dao mà thôi. Nghĩ đến đó mà bồi hồi lắm thay!.
Đông Nguyễn