Sách mới: Lịch sử – Văn hóa Cần Đước

4
978

THANH MINH

Một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử địa phương vừa được in có tựa đề “Lịch sử Văn hoá Cần Đước”. Tác giả Nguyễn Văn Đông, Thạc sỹ sử học, nguyên Bí thư huyện ủy Cần Đước, Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Long An, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Người Cần Đước 

Tác giả là người con của quê hương Cần Đước trong một gia đình nông dân chuyên nghề hạ bạc ở Xóm Đáy, nay là khu 2 thị trấn Cần Đước. Sau khi học xong bậc trung học ở quê nhà, anh tiếp tục theo học đại học ở Sài Gòn. Từ năm 1977 từng làm giảng viên khoa Sử, Đại học Sư phạm TPHCM trước khi trở về địa phương tham gia công tác lãnh đạo, quản lý hơn 15 năm. Dù rất quan tâm tìm hiểu về quê hương nhưng mãi đến khi về hưu anh mới có điều kiện thời gian viết về quê hương mình. Những bài viết trong hơn 10 năm nay được tập hợp in thành sách dày khoảng 300 trang có tựa đề là Lịch sử-Văn hoá Cần Đước.

Một cuốn sách nghiên cứu về lịch sử địa phương vừa được in có tựa đề “Lịch sử Văn hoá Cần Đước”. Tác giả Nguyễn Văn Đông, Thạc sỹ sử học, nguyên Bí thư huyện ủy Cần Đước, Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Long An.

Những bài viết trong sách đề cập đến nhiều nội dung về lịch sử, văn hoá, truyền thống của huyện Cần Đước trong suốt quá trình khai phá và phát triển hơn 300 năm. Từ một vùng đất hoang vu đến khi có chính quyền từ năm 1698 thuộc tổng Phước Lộc , huyện Phước Long, phủ Gia Định cho đến khi chính thức trở thành quận Cần Đước vào năm 1928. Đi theo quá trình khai phá đó là một quá trình lập làng rồi nhập làng với diện tích khoảng hơn 200 km2 như ngày nay. Đi liền theo đó là một quá trình hình thành đình miễu, rồi nhiều tôn giáo xuất hiện từ Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao đài, đạo Tin lành, và có cả một đạo bản địa là đạo Nhảy ở cù lao Long Hựu. Đó cũng là một quá trình tìm nguồn nước để sống được ở vùng đất phèn chua nước mặn. Ngoài làm nông nghiệp để làm ra những hạt gạo nổi tiếng, còn biết đóng ghe và phát triển nghề đi ghe khắp vùng đồng bằng với chiếc ghe mũi đỏ xanh lườn, và giải thích vì sao ghe Cần Đước được sơn màu đỏ. Rồi còn sông Vàm Cỏ, kinh Nước Mặn, những công trình kiến trúc nổi tiếng như Chùa Phước Lâm, Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát, Lầu Bà Sáu …


Bài viết về tìm hiểu và giải thích hệ thống địa danh như kinh Xóm Bồ, Chợ Trạm…Chợ Cần Đước có hồi nào. Từng có một tượng Nữ thần tự do ở chợ Cần Đước. Sách viết nhiều về Cần Đước là cái nôi của nền âm nhạc tài tử Nam bộ và truyền thống võ nghệ xứngdanh là xứ “Đờn nhất xứ – Võ vô địch”.
Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm được để cập đậm nét từ những ngày đầu thực dân Pháp đến Cần Đước với các thủ lĩnh nghĩa quân như Bùi Quang Diệu, ông Lãnh Thế, ông Thống Sô, Lãnh binh Nguyễn Văn Tiến đến các chiến công thời chống Mỹ như trận Xóm Chùa, Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến…Đặc biệt là Hai lần giành chính quyền ở Cần Đước từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến Chiến thắng mùa Xuân 1975.


Sách còn có bài về những bài ca dao, đồng dao ở Cần Đước. Phần đọc thêm còn có bài Tóm tắt các triều đại Việt Nam và quá trình Nam tiến để bổ sung phần lịch sử liên tục trước khi có Cần Đước xuất hiện.

Sách có thể bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về Cần Đước, hoặc có thể dùng làm tài liệu giáo dục truyền thống địa phương cho thanh niên, học sinh. Do điều kiện cụ thể sách chưa chính thức xuất bản mà chỉ in lưu hành nội bộ và chỉ để dành tặng cho thư viện, trường học và cá nhân thực sự quan tâm.

Thanh Minh

Bài trướcCó một người Nhật ở cù lao Long Hựu
Bài tiếp theoCây khế đẹt sau hè!

4 BÌNH LUẬN

  1. Em là con cháu ông lãnh binh thế, em muốn liên lạc với tác giả cuốn sách, hoặc người cần đước, em xin số điện thoại của anh để tiện việc liên lạc ạ. Lê thanh Lạc. 0909.996.992, chân thành cảm ơn anh.

    • Chào bạn, hiện nay sách chưa chính thức phát hành, trước mắt bạn theo dõi trên Người Cần Đước. Kho nào phát hành chính thức chúng tôi sẽ thông báo sau.
      Cám ơn bạn đã ủng hộ Người Cần Đước!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây