ĐẶNG TRƯỜNG VÂN
Hồi nhỏ tôi nghe ngoại tôi và cậu tôi kể về chuyện Ma Da ở Rạch Miễu Xóm Lãnh Thế, sau này còn gọi là Rạch Bà Mọi (xóm Hàng Xáo).
Bà ngoại tôi sinh năm 1898, bà kể rằng năm 16 tuổi bà được ông cố tôi gã bà cho ông ngoại tôi hơn bà một tuổi (đúng theo sách vở, … trai lớn hơn 1) bà về xóm Hàng Xáo làm dâu, ông ngoại tôi đi ghe lúa chở khoảng hơn 500 giạ lúa ( hơn 15 tấn), ghe đi buồm và chèo nên có nhiều bạn chèo đi ghe. Ông tôi thường xuống miền Tây mua lúa chở về xóm hàng xáo để xay giả, bà tôi xàng gạo rất giỏi. Bà nói năm cậu tư tôi ra đời (1920), sau khi ăn Tết xong ông tôi tổ chức sửa chữa ghe, nên các bạn chèo đến phụ giúp, khi ghe sửa xong khoảng tầm 25 tháng Giêng, chiều hôm đó tổ chức cúng và đãi bạn phụ sửa chữa. Nên việc ăn uống kéo dài đến tận canh hai (tầm 9 giờ đêm), gió chướng thổi mạnh, nước lớn từ sông Vàm Cỏ tràn vào ngọn rạch, nước khoảng ngang thắt lưng người lớn, một người bạn chèo của ông tôi tạm biệt ra về, nhà phía bên kia bờ Rạch, nếu đi đường vòng theo rạch thì xa nên ông lội tắt ngang qua lòng rạch để về nhà cho gần. Tay ông cầm đuốc tay kia ôm quần áo, ông lội đến giữa lòng rạch bổng ông la lớn “Ma Da cuốn chân” và ngọn đuốc tắt ngỉm không còn nghe tiếng ông kêu la, mọi người trên bờ đốt đuốc đổ sô xuống lòng rạch vừa gỏ xoong nồi (để tạo tiếng ồn xua đuổi ma) vừa mò tìm ông. Đến một lúc sau người ta mới tìm thấy xác của ông đã chết trong tư thế ngồi xổm, người ta nói ai bị Ma Da kéo cũng chết trong tư thế ngồi xổm. Từ đó xóm Hàng Xáo không ai dám lội qua rạch vào lúc đêm khuya, vì sợ Ma Da kéo.
Bạch tuộc khổng lồ
Nhiều người lớn họ cũng kể rằng họ từng thấy Ma Da leo lên hầm ghe ngồi lúc ghe chở khẳm neo đậu lúc đêm khuya.
Cậu Tư tôi kể khi cậu lớn khoảng 14 tuổi, ghe lúa ông tôi về neo ngoài đầu rạch chờ nước lớn đưa ghe vào rạch để cất lúa lên vựa, khi nước lớn đầy sông, cậu tôi đi đến hầm mủi ghe để kéo neo và thu dây đổi (dây cột từ ghe vào bờ), cậu tôi thấy một cục trắng xác ngồi trên hầm mủi, khi cậu tôi đi tới thì nó tuột xuống sông và để lại đống nhớt ngày chổ nó ngồi…
Có người kể khi ghe khẳm về neo đậu nhất là những đêm tối trời, họ trải nốp ngủ trước hầm mủi ghe, Ma Da leo lên đưa tay gỏ vào chiếc nốp, nhìn ra thấy một đống trắng xoá… khi họ ngồi dậy thì Ma Da tuột xuống sông mất dạng.
Từ đó nói đến Ma Da ở khúc sông này ai cũng đều sợ và tin rằng khi xuống sông thì có “Ma Da; Hà Bá” nên thường dặn dò nhau phải cẩn thận khi lội qua sông.
Câu chuyện về Ma Da làm con nít như tụi tui đều sợ, nhất là khi xuống sông tắm…
Tông tích Ma Da được phát lộ
Cậu năm (một người Cậu họ) của tôi, cậu sinh năm 1906), cậu làm nghề Đăng áp (bằng những cuộn đăng đan bằng tre), cậu nói có một lần nước lớn đầy sông, cầu xây Nò ở rạch Bà Mọi ( phía sau nhà cậu) cậu cột xuồng và treo đèn trên Nò để có xuồng đi qua thì cậu hạ đăng cho xuồng đi. Khi nước sông vực xuống cậu phát hiện một bóng trắng xoá chòm lên đăng ông nhìn xem thì đó chính là con Bạch tuột lớn, kích thước của nó cở thân hình con người, đưa xúc tu của nó chồm lên đầu hàng đăng và nó từ từ bò qua và tuột xuống sông, giữa đêm khuya cậu thấy nó mà lạnh cả sống lưng. Từ đó Ma Da được phơi bày hình dáng thật sự của nó là một con Bạch Tuột to lớn. Cho nên việc cảnh giác với Ma Da là khi lội qua sông vào lúc đêm khuya, nước lớn lên người ta không còn sợ như trước. Khi cần lội qua lúc ban đêm thường đem theo con dao nhọn ( dao phai) để khi bị Ma Da kéo thì xử lý nó, khi xúc tu nó chạm vào kim loại là nó hoảng sợ buông ra phóng dọt đi để lại vòm nước đen ngồm./.
Đặng Trường Vân