Dòng sông Vàm Cỏ trong âm nhạc

0
640

ThS TRẦN NGỌC TRIẾT

Nơi ra đời bài hát Lên Ngàn
Nhạc sĩ Hoàng Việt nổi tiếng với rất nhiều bài nhạc cách mạng như: Lá Xanh (1950). Nhạc Rừng (1952). Tình ca (1957).

Nhạc sĩ Hoàng Việt và người phụ nữ Lâm Thị Ngọc Hạnh – nguồn cảm hứng để nhạc sĩ  viết bản Tình Ca, tác phẩm bất hủ là người vợ của ông – Ảnh Internet.

Trong số đó có một bài hát ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt tại vùng đông nam bộ – thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông chính là bài Lên Ngàn.
Trận bão lụt lớn tại miền Đông năm 1953 khiến “Nước ngập, đồng xanh, lúa chết/Gió mưa sụp đổ mái nhà/Bao nhiêu gia đình tan hoang/Đau thương lệ rơi chứa chan”
Thế nhưng, giai điệu bài hát lại vút lên những âm thanh mượt mà, trong trẻo và sự tin tưởng, lạc quan vẫn lặp lại ở điệp khúc
Kháng chiến nhất quyết thành công
Mai này kháng chiến thành côn
Anh về em thỏa ước mong”

Sông Vàm Cỏ – Ảnh ha the bao

Người sông Trà gắn bó với sông Vàm
Điều hết sức thú vị là phần lớn những tác phẩm thơ ca liên quan đến dòng sông nổi tiếng của Long An này được sáng tác bởi những người con đến từ quê hương của Sông Trà (cùng với núi Thiên Ấn là biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi) Nhà thơ Hoài Vũ có nhiều bài thơ được phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng, mà tiêu biểu nhất là Anh ở đầu sông em cuối sông, Vàm Cỏ Đông, Chia tay hoàng hôn.


Nhà thơ Hoài Vũ – Ảnh Internet

Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Ðình Vọng, sinh ngày 25-8-1935 tại Mộ Đức Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Ðịnh, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).
Trong gần chục ca khúc nổi tiếng được phổ từ thơ Hoài Vũ, có lẽ công chúng rất quen thuộc đối với “Chia tay hoàng hôn” do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành ca khúc Chia tay hoàng hôn (Bài hát được viết năm 1968, khi hai vợ chồng nhạc sĩ Thuận Yến phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị).

Sông Thao (Tên gọi của Sông Hồng đoạn chảy qua Phú Thọ) nơi ra đời bài hát Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây
Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Là hội viên hội Nhạc sĩ VN, đồng thời là hội viên hội Nhà báo VN. Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang lục đã có một số bài hát được phổ biến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Sau hòa bình, ông chuyển ra miền Bắc vừa làm kỹ sư hóa chất ở nhà máy Super – Phosphate Lâm Thao, ông vừa sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó.Trong thời kỳ này, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích với: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường.


Nhạc sĩ Trương Quang Lục – Ảnh: Internet

Ông cũng tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả trên báo Sài gòn giải phóng Chủ nhật.
Và bài hát Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây -1966 (Nhạc : Trương Quang Lục – Thơ: Hoài Vũ) “Ở tận sông Hồng em có biết. Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi, với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông”.

Hoàn Cảnh Sáng Tác
Một đêm khuya mùa hè năm 1966, vào thời kỳ không quân Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, từ Nhà máy Super – Phosphate Lâm Thao – nơi đang công tác – trở về nơi ở, ông chợt nghe tiếng thơ của Ðài tiếng nói VN giọng của ai đó đang ngâm bài thơ Vàm Cỏ Ðông của nhà thơ Hoài Vũ từ miền Nam gửi ra, lời thơ và giọng ngâm thật tha thiết. Ông xúc động, miên man suy nghĩ.
Lên giường nằm, trước khi ngủ ông giở tờ báo Văn Nghệ vừa mới nhận được lúc chiều, lại chợt thấy đăng bài thơ Vàm Cỏ Ðông. Thế là ông ngồi bật dậy, đọc tới đọc lui bài thơ nhiều lần, chọn những đoạn thích hợp nhất và phổ nhạc. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ca khúc Vàm Cỏ Ðông đã hoàn thành.

Vàm Cỏ còn được cơ quan khí tượng Việt Nam đặt chọn và đặt tên liên quan đến hiện tượng thời tiết- bão Vamco.


ThS Trần Ngọc Triết

Bài trướcCon tèn hen thời thơ ấu!
Bài tiếp theoBuổi đầu dựng nghiệp của người Cần Đước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây