Một ngày ở Cần Đước.

0
636

ANH THƯ

Lạp xưởng Cần Đước

Ấn tượng đầu tiên là Ngôi nhà trăm cột ở xã Long Hựu Đông, căn nhà có trên 120 năm qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt mà nó vẫn còn nguyên vẹn. Gọi là nhà 100 cột nhưng thực chất 120 cột, phải chăng đây là tính cách của người nam Bộ “nói ít hơn một chút”. Cũng tại xã Long Hựu Đông, tôi có dịp ghé thăm Đồn Rạch Cát, đồn là pháo đài phòng thủ ven biển được Pháp xây dựng từ 1903. Trên bờ tường của đồn có nhiều vết đạn loang lổ nhưng không xuyên nổi vì bờ tường có bề dày từ 60 đến 1 mét, còn thêm hồ chứa nước bên trong như một lá chắn tuyệt đối trước vũ khí thô sơ của quân ta trăm năm trước. Đây là di tích chiến tranh không thể bỏ qua ở xứ Cần Đước.


Cháo lòng Cần Đước

Đến Cần Đước không thể không nhắc đến Chùa Phước Lâm, chùa cổ nhất Cần Đước, chùa được xây dựng từ 1880 do người thầy thuốc vừa là điền chủ tên Bùi Văn Minh xây dựng nên. Chùa có trên 40 “báu vật”, đó là những tượng Phật giáo bằng gỗ quý, có giá trị nghệ thuật cao. Điều đáng trân trọng là tại đây trưng bày cái trống sấm rất to có đường kính khoảng 1 mét được làm từ một thân gỗ. Điều khá bất ngờ tại chùa Phước Lâm có cái đại hồng chung (chuông đồng lớn), Để giúp cho đại chúng lắng đọng tâm tư, đoạn trừ phiền não và tập trung trí huệ, người ngồi trong lòng chuông sẽ cảm nhận thanh thản sau tiếng chuông được đánh từ Hoà thượng Thích Huệ Thông, Viện chủ của chùa. Tôi không ngờ cả đoàn đều ngồi trong lòng chuông để được “thanh thản”.


Mọi lo Âu sẽ tan biến theo tiếng chuông chùa!

Đó là chưa kể trên đường đến Cần Đước, tôi được ghé thăm Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc, nơi mà Cụ Nguyễn Đình Chiểu từng sinh sống ở đây và viết hai tác phẩm bất hủ: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Lục Vân Tiên.

Một ngày ở Cần Đước tôi được thưởng thức và nhận được nhiều quà là đặc sản của Cần Đước. Trước hết là món cháo lòng. Lần đầu tiên tôi ăn tô cháo lòng ngon đáo để. Cháo được nấu từ gạo rang, lòng heo được chấm nước mắm với sả băm nhuyễn. Vị ngọt của gạo pha lẩn thịt tươi làm tô cháo nóng nổi không ngăn được thực khách. Nhìn những tô cháo “sạch sẽ” đã nói lên sức hấp dẩn của nó!

Tranh Ký tự đá (đá thạch anh) thể hiện theo tác giả Anh Thư được trao tặng cho lãnh đạo địa phương. Trong ảnh Ông Nguyến Văn Đông, Cụu Bí thư huyện ủy và Ông Vũ Minh Khâm đại diện đoàn.


Món ngon được nhiều người ưa thích là bánh in Long Hựu được chiêu đãi khi tôi đến thăm Ngôi nhà trăm cột. Người không thích đồ ngọt như tôi cũng bị thuyết phục bởi võ bánh in được làm bằng bột là loại nếp dẻo được rang, xay nhuyễn tạo nên lớp vỏ bánh mịn. Nhân bánh như chuối sấy, gừng xắt sợi có thêm mè, đậu phộng rang…tôi không thể cưỡng lại được!

Ảnh lưu niệm lớp KT.1-1 tại Cần Đước


Trước khi rời Cần Đước, tôi được tặng hủ mắm còng – đặc sản Cần Đước – là món cả nhà tôi ưa thích.

Rời Cần Đước tôi còn nhận được túi gạo Nàng thơm Chợ Đào, tôi chưa kịp thưởng thức nhưng tôi không thể quên tấm lòng của người Cần Đước đã dành cho chúng tôi tình cảm chân thành, mến khách từ cựu Bí thư huyện uỷ Nguyễn Văn Đông, Quyền Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thông tin – Thể thao – Du lịch tiếp đón nhiệt tình còn tặng quà cho đoàn.

Một ngày ở Cần Đước “được ăn, được nói, được gói đem về” nhất là đón nhận được tấm lòng của người Cần Đước.

Anh Thư

Bài trướcNgười Cần Đước với sự phát triển ngành giấy Việt Nam.
Bài tiếp theoKý ức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây