Người Cần Đước với sự phát triển ngành giấy Việt Nam.

0
562

HUỲNH VĂN HẠNH


Những năm 80 ngành giấy gặp không ít khó khăn vì lệ thuộc vào nhập khẩu. Thế nhưng bài toán khó được người Cần Đước góp phần giải toả khó khăn. Đó là đóng góp của Anh Nguyễn Văn Thừa, Việt kiều Úc người Cần Đước cung cấp hạt giống cây bạch đàn và anh Huỳnh Văn Hạnh Kỹ sư nông nghiệp, cũng người Cần Đước phụ trách việc trồng trọt. Kết quả khá bất ngờ, hạt giống chất lượng tốt, cây trồng phát triển nhanh. Chương trình trồng bạch đàn của Liksin thành công, giúp ngành giấy phát triển, kéo theo ngành in lên ngôi, trong đó có đóng góp không nhỏ của người Cần Đước.

Người Cần Đước

Liksin (Liên Hiệp Khoa Học Sản Xuất In) là đơn vị in ấn lớn nhất TPHCM cũng như cả nước thời bấy giờ. Tổng Giám Đốc đã quan hệ với lãnh đạo các tỉnh miền Trung để trình bày chương trình phát triển trồng và xuất khẩu bạch đàn để dùng làm nguyên liệu giấy. Từ đó Sở Lâm Nghiệp Bình Định đã nhờ Liksin triển khai gieo ươm bạch đàn với nguồn hạt giống từ Úc, nguồn cung cấp được từ anh Nguyễn Văn Thừa, việt kiều Úc quê Cần Đước.

Cây bạch đàn nguyên liệu làm giấy (ảnh Internet)

Tôi được cử ra Bình Định để thực hiện chương trình gieo ươm nói trên. Cây lên rất nhanh gây ngạc nhiên cho các cán bộ chuyên môn ngành lâm nghiệp địa phương và Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp của Bộ đang đặt tại Quy Nhơn và điều quan trọng là với 1 kg hạt giống sản xuất trên 200 ngàn cây giống. Sự thành công này giúp các tỉnh Phú yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị cũng yêu cầu Liksin cung cấp cây giống để cung cấp cho các lâm trường cũng như cho dân trồng phân tán. Anh Nguyễn Đức Thuấn, người đồng đội của anh Cao Thanh Bích Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty nguyên liệu giấy Liksin, cũng là một nhà đầu tư, thấy hiệu quả của chương trình ươm bạch đàn nên đã hợp tác với Liksin đầu tư mở rộng vườn ươm. Anh thường tham khảo tôi việc thực hiện ươm bạch đàn để bán cho dân vì phong trào đang được phổ biến sâu rộng ngay cả trên truyền hình. Và cũng từ vườn ươm này Liksin đã có nguồn lớn cây con cung cấp.


Nhà máy giấy (ảnh minh họa trên Internet)

Từ kinh nghiệm mua cây mạ bạch đàn của Trung Tâm Thực Nghiệm Lâm Sản Thành Phố (hạt giống từ Úc do anh Nguyễn Văn Thừa giới thiệu) về cấy vào túi bầu và bán lại cho bà con Cần Đước trồng, tôi quyết định phương án táo bạo là chuyển cây mạ bạch đàn cao 3-4 cm bảo quản trong mát, giữ ẩm để 2-3 ngày sau trồng sẽ thành công. Thử nghiệm này đã tạo thành công lớn trong ngành lâm nghiệp sau này và ông Cazet, chuyên viên Trung Tâm Kỹ Thuật Rừng Nhiệt Đới Pháp cũng là chuyên gia trồng bạch đàn tại Châu Phi, cũng ghi nhận hiệu quả của nó.


Tác giả luôn được động viên từ người phụ nữ Cần Đước

Từ việc trồng bạch đàn tạp ra nguyên liệu giấy chất lượng cao, giá thành hạ đã góp phần tăng trưởng không riêng cho Liksin mà cả ngành in của cả nước.

Huỳnh Văn Hạnh

Bài trướcKỷ niệm trong tôi một chuyến đi!
Bài tiếp theoMột ngày ở Cần Đước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây