Người Cần Đước: Tha hương ngộ cố tri!

0
701

HUỲNH VĂN HẠNH

Hôm qua (9/6/2022), một số bạn người Cần Đước có buổi họp mặt thật thú vị ở Texas.


Mấy mươi qua năm dù bạn bè khi xưa sống rất gần nhau nhưng cũng ít dịp gặp nhau. Do vậy ngày hội ngộ mọi người rất tâm đắc khi cùng kể nhau nghe những ngày là học trò trường Tiểu học và Trung học Cần Đước, cũng như khó khăn những ngày đầu nơi xứ lạ quê người.

 Nhân dịp Tố (Tân Chánh), Dung (khu chợ Cần Đước) chuyển từ Cali sang Houston, Texas để sống gần các cháu, cuộc hội ngộ được tổ chức sau nhiều tháng “hẹn hò” cùng thu xếp thuận lợi cho tất cả 4 gia đình. Khách dự có Hạnh – Sơn, anh chị Màng (nhà máy xay xác Hoà Thành gần nhà thờ), anh chị Tố – Dung,  anh chị Mười Hồ (Chợ Cần Đước con cô năm Cấy).

 Nhớ lại những ngày học tiểu học. Năm lên sáu, tôi được mẹ gửi vào học lớp Đồng Ấu (lớp 1) cô Mười. Những ngày đầu được đi học cảm thấy xa lạ vì lâu lắm mới được đi chợ mặc dù nhà ở ấp Bà Lựu chỉ cách chợ một con sông, vã lại tuy 6 tuổi nhưng dáng “ốc tiêu” nên dễ bị bắt nạt. Vài ngày đầu mẹ đưa đến lớp, sau đó phải tự đi. Trong lớp có anh bạn lớn con làm mình thấy sợ vì số tiền 2 cắc mẹ cho mỗi buổi sáng để đi học đều bị anh trấn lột. Những ngày sau không dám đến trường, khi qua sông chỉ quanh quẩn chợ bán cá, đợi các bạn học xong theo về. Các bạn báo mẹ, mẹ “mét” cô giáo, từ đó mới bình yên đi học. Vì ham học nên học 2 năm liên tiếp đều lên lớp. Năm lớp ba ham chơi nên ở lại lớp ba Thầy Long, mặc dù thầy nổi tiếng nghiêm khắc với học sinh quậy phá và không thuộc bài. Rất may, cuối năm học ấy tôi cũng được lên lớp!


Buổi họp mặt sôi nổi lên khi các anh chị Mạng, Tố, Mười Hồ, Dung, Sơn và tôi ôn lại những ngày học các thầy cô: Cô Nga, cô Hành, cô Lãnh. Với thầy Kỷ thì ít dùng đòn roi để dạy, cô Lan thì chú trọng đến chữ viết, cô cấm xài bút máy, ngày đầu nhập học cô phát ngòi bút thường và dùng mực tím để tập viết.

Các anh chị không quên những người thầy đã gắn bó với thời học sinh của mình như Cô Ngọc nổi tiếng nghiêm khắc như thầy Long nên học sinh khiếp sợ. Đối với thầy Năm Phan thì dạy nói rất to. Tôi còn nhớ dù học lớp ở cuối dãy nhưng cũng có thể nghe được tiếng nói của thầy.


“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, đó là hình ảnh của chúng tôi hồi còn đi học, tôi còn nhớ thầy Hà (sáu Đến) lúc đó cũng lớn tuổi nên giữa buổi dạy thầy thường đi vệ sinh ở nhà vệ sinh cuối dãy của trường, khi thầy rời lớp các bạn thì Hảo (con Tăng Hoà), Paul (gần nhà máy điện) đầu têu quậy phá, cả lớp ồn ào, có bạn chạy ra ngoài như đàn ông vỡ tổ!

Tuy vậy, chúng tôi cũng được dịp “nịnh thầy” khi được thầy dành cái vinh hạnh về nhà thầy nhờ cô rót nước bưng sang cho thầy.

Cùng chia sẻ câu chuyện những ngày đi học, anh Màng tâm sự, mình ở trong Phước Tuy phải ra chợ ở trọ đi học, tuy nhút nhát nhưng cũng “ham chơi” thi rớt đệ thất nên phải học luyện thi lại với thầy Thành! Còn anh Mười Hồ may mắn hơn, đến khi lên cấp ba, nhân dịp trường tuyển thêm học sinh nên anh được đậu vào. Là người thích thể thao nên anh giúp trường nhận được nhiều giải thưởng, nhưng tất cả các giải thưởng đều để lại Văn Phòng trường. Cũng vì vậy đã có lần đánh cấp vì cho rằng đó là thành tích do mình tạo nên!

Tố Dung thì việc học thuận lợi hơn vì chăm chỉ, nhưng tính lãng mạng hơn, cả hai đã có cảm tình nhau từ thời học chung ở Trung Học. Mười Hồ kể thêm Dung hay làm dáng, thường ôm cặp trước ngực khi rời lớp học!

 Buổi hợp mặt kéo dài từ trưa đến gần 7 giờ tối. Chủ yếu ôn kỷ niệm xưa. Bửa ăn rất đơn giản nhưng có hương vị quê nhà như: xôi gà, bánh ít trần, bánh bèo…

Ở đây không có thức ăn thịnh soạn như quê nhà và không có cơ hội “Múc chỉ cà tha” “không say không về”… Vì khi lái xe gặp có hơi men sẽ bị phạt rất nặng nhưng chúng tôi có một buổi gặp gỡ thân tình thấm tình bạn bè, thấm tình quê hương nghèo Cần Đước.


Huỳnh văn Hạnh

    

   

  

Bài trướcNhững đặc sắc trong lễ hội vía Chúa Bà Ngũ Hành tại tỉnh Long An
Bài tiếp theo“Cà lem” Vi Bổn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây