Tâm sự người thầy: Viết muộn…

0
350

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Hồi còn học trung học đã thích đi dạy lắm.

Huyện lỵ thời chiến tranh không xây dựng gì, nhỏ bé chỉ có hai con đường và cũng được đặt tên (là đường Nguyễn Khắc Tuấn, một võ quan quê Tân Chánh thời Gia Long, Minh Mạng, và đường Mai Văn Hiến, ông xã trưởng làng Tân Trạch có công giúp chúa Nguyễn Ánh thời đánh nhau với Tây Sơn, sau được thờ ở đình Trạch An và đặt tên đường ở huyện lỵ)

Thị trấn vắng người buồn hiu hắt, đông là nhờ có lính và học trò, chợ chỉ bán vào buổi sáng, trường tiểu học và trung học đều nằm trên đường Mai Văn Hiến, nay là trường Trần Hưng Đạo.

Khi về Sài Gòn vào đại học (1972), mỗi khi Hè thì trở về quê tham gia dạy các lớp tiếng Anh cho đàn em, chủ yếu là dạy văn phạm và xin thầy Chanh, hiệu trưởng trường bán công cho dạy giờ lớp đệ ngũ, đệ tứ môn sử địa, lúc 21 tuổi và chính thức có những đứa học trò đầu tiên.

Thầy trò cách nhau vài tuổi. Học trò nam bán công nổi tiếng ‘cá biệt’ nhưng lại rất thân thiết với thầy. Đã để lại rất nhiều kỷ niệm thầy trò, sau nầy trưởng thành có em là doanh nhân, sĩ quan, làm ruộng, nuôi tôm, shipper…gặp nhau vẫn thân thiết tiếng Thầy, đã là ông nội ông ngoại, vài đứa đã bỏ bạn theo ông bà…

Sau 75 được chuyển về Đại học Sư phạm TP.HCM để về dạy cấp 3 nhưng lại được ở lại trường giảng dạy, năm 79 được ra Hà Nội học thêm sau đại học, lại có thêm nhiều lứa học trò sinh viên, nhiều em rất trưởng thành ở trường và ở tỉnh huyện.

Mấy mươi năm, lúc trực tiếp lúc gián tiếp nhưng luôn gắn bó và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, không lúc nào xa, và cảm thấy rất giàu tình cảm  học trò, đồng nghiệp.

Năm 2000 được nhận cái Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục và hàng năm đến ngày 20/11 những lẳng hoa, món quà nhỏ, những cuộc viếng thăm làm ấm lòng thầy giáo ngày nào!

Nguyễn Văn Đông

Bài trướcLạp xưởng Cần Đước được chế biến như thế nào?
Bài tiếp theoĐỗ Hữu Trường Giang – Người khiếm thị luôn khát khao gieo “ánh sáng” cho người đồng cảnh ngộ!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây