Tín ngưỡng dân gian của người dân Phước Đông – Cần Đước xưa

0
310

ĐẶNG TRƯỜNG VÂN

Trong quá trình khai hoang, lập Phường Phước Yên và Phước Yên Đông, gọi chung là xã Phước Đông (PĐ), tín ngưỡng dân gian được ông cha ta rất coi trọng, như việc gắn chặt với phong tục thờ cúng tổ tiên còn có việc thờ cúng các vị thần và thực hiện các lễ nghi nông nghiệp…

Việc thờ cúng tổ tiên:
Do thành phần cư dân của PĐ được hình thành đa số là người Việt nên việc tín ngưỡng ảnh hưởng sâu đậm từ Phật giáo, Nho giáo nên luôn lấy chữ hiếu làm chuẩn mực đạo đức hàng đầu. Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên hết sức chú trọng, nên bàn thờ tổ tiên luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Ngoài việc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh tiền, khi những người này mất đi thì chữ Hiếu còn được thể hiện qua việc thờ cúng, kỵ giổ hàng năm. Trong việc đón Tết mỗi gia đình đều cúng tế tổ tiên ông bà một cách trang trọng. Trong dịp giỗ kỵ, Tết anh em, bà con thân tộc có dịp quây quần bên nhau, nhầm thắt chặt thêm mối quan hệ huyết thống của tộc họ và tình làng nghĩa xóm.


Việc thờ cúng các vị thần:

Do việc khai hoang lập ấp cư dân đến PĐ đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ, như: “rừng thiêng, nước độc”, thú dữ… nên người dân đến thường cúng tế trước khi khai hoang, mong cho các vị thần linh phù hộ giúp đỡ được bình an và vuọt qua mọi trở ngại… Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần, như: Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ hành, bà Thuỷ long, ông Chủ thổ, ông Tà…. Vì vậy cho nên các sông lớn vào các con rạch đều có một Miễu thờ.

Do cư dân đến Phước Đông khai hoang làm nông nghiệp lúa nước nên việc tín ngưỡng thực hiện các lễ nghi nông nghiệp, cầu cho “quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt, nhân dân no ấm, hạnh phúc” nên việc xây dựng Đình làng để cộng đồng dân cư có nơi thực hiện các lễ nghi này.

Ở PĐ trước đây có hai Đình làng, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX kiến trúc sơ sài, gồm: Đình Phước Yên ( còn gọi Đình Rạch Su) và Đình Phước Yên Đông. Đình Rạch Su được xây dựng cố và những năm 1836-1840. ( nhưng nay không còn do chiến tranh tàn phá); đình Phước Yên Đông được xây dựng kiên cố vào năm 1882, nay là đình chung cho xã Phước Đông.

Như tất cả các đình làng Nam Bộ, đình PĐ thờ Bổn Cảnh Thành Hoảng, Thần Nông, Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền… và tổ chức Lễ cúng vào 3 dịp: Kỳ Yên (15/12 âm lịch); Hạ Điền (15/5 âm lịch); Cầu Bông (15/10 âm lịch).

Đặc biệt, người dân PĐ có tục lệ “ Cúng ao” (đã có hàng trăm năm). Do đặc điểm đất PĐ trũng thấp, nhiễm phèn nặng, thiếu nước ngọt, nên cư dân hợp sức đào một ao lớn chứa nước ngọt để dùng trong mùa khô, vì vậy việc cúng ao cầu khẩn thần linh phù trợ cho nước sạch, tinh khiết, sử dụng an toàn.

Bên cạnh đó còn có tục cúng “Lễ Tống Phong” là tín ngưỡng “thờ cô hồn đường biển” của những cư dân vào Nam chết trên biển, đặt lễ vật lên bè chuối thả trôi sông. Tục này trước đây xóm Lãnh Thế thường thực hiện.

Ngoài ra ở ấp 7 xã PĐ còn có miễu thờ Thần Hổ, do Khu Công nghiệp Cầu Cảng tháo dỡ nên dời về ấp 5 PĐ. Vì xóm Đầu Rừng khi xưa là rừng cây Giá nhiều cọp dữ./.

Đặng Trường Vân

Bài trướcMột ngày ở Cần Đước – Cần Giuộc!
Bài tiếp theoCần Đước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây