Xin chào Madam Lạp xưởng Cần Đước!

0
850

THANH MINH


Madam Sen

PGS – TS Ngô Thị Phương Lan – cô Hiệu trưởng của Trường Đại học Khoa học & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh) vừa đón nhận Bằng khen từ Thống đốc Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) vì đã “tích cực vận dụng tinh thần Saemaul và những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc, đóng gópu to lớn vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trên cương vị Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Saemaul Undong thuộc trường”.

Đón nhân Bằng khen từ Thống đốc Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc)

Saemaul Undong là phong trào làng mới được chính phủ Hàn Quốc khởi xướng từ năm 1970 để vực dậy nền kinh tế nông thôn.
OCOP Nhân Văn

Với tinh thần “Cần cù, Tự lực và Hợp tác” đã làm nên tinh thần chung của Saemaul. Đây là chương trình phát triển nông thôn thành công, làm rút ngắn khoảng cách thu nhập nông thôn và thành thị ở Hàn Quốc đã được Trường ĐH KHXH NV áp dụng thông qua Trung tâm Saemaul Undong của trường.

PGS-TS Ngô Thị Phương Lan rất yêu ruộng đồng và quê hương của mình. Phương Lan rạng danh dòng họ Ngô Xóm Giồng Cần Đước nên còn gọi là Madam Ngô!

Trong thực tế, hiếm thấy hiệu trưởng của trường đại học nhất là ngành xã hội lại quan tâm đến nông nghiệp & nông thôn. Cô giáo Phương Lan chịu thương chịu khó dành thời gian đi thăm ruộng đồng, thăm nông trại trồng trọt, làm “môi giới” giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Cô mê cây lúa, cây sen… người phụ nữ đẹp, làm việc hết mình, vô tư và giản dị như hoa sen nên cô còn có cái tên dễ thương Madam Sen!

Từ khi chính phủ chủ trương phát triển chương trình “mỗi làng một sản phẩm”(One commune one product – OCOP) Madam Sen trở thành nhà tư vấn cho các địa phương xây dựng chương trình OCOP trong đó có Long An. Lạp xưởng Cô Châu Cần Đước là sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh nhờ bàn tay của nhà tư vấn Phương Lan. Hiện nay tại OCOP Nhân Văn dành riêng 1 gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP của Long An.

Lạp xưởng Cô Châu Cần Đước được PGS-TS Ngô Thị Phương Lần tư vấn thành công, trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của Long An. 

Madam Sen đi khắp nơi tìm hiểu các phương pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư cho Trung tâm Saemaul, cửa hàng OCOP Nhân Văn của trường. Điều đáng quý là cô sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho quê hương của mình – Cần Đước như một nông dân thứ thiệt!

Mỗi sản phẩm PGS-TS Ngô Thị Phương Lan tham gia nghiên cứu, tư vấn thành công người ta thường gọi người phụ nữ nầy với cái tên vừa thân thiện vừa quý trọng MADAM gắn liền với sản phẩm như Madam Sen.
Hy vọng người phụ nữ quê Cần Đước có có nhiều cái tên Madam khác.
Trước mắt, Người Cần Đước xin chào Madam Lạp xưởng!

Thanh Minh

 

Bài trướcChuyện kể sau hơn 50 năm…
Bài tiếp theoCảm nhận Cần Đước hôm nay

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây