Cần Đước với kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng có hiệu quả

0
442

BS LÊ VĂN HẬU

Hiện nay tình hình bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành, nhiều địa phương tập trung chống dịch. Nhớ lại hơn 30 năm trước Cần Đước cũng là một trong những ổ dịch nhưng chính quyền mạnh dạn triển khai chương trình “Chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng” dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế và UNICEF đã đem lại kết quả tốt. Chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm chống dịch có hiệu quả.

Người Cần Đước

Vào những năm 90, Cần Đước là một huyện nghèo có nhiều loại dịch bệnh. Đời sống người dân rất cơ cực, thiếu thốn; đa số sống bằng nghề nông là chính. May thay, việc chăm sóc sức khỏe người dân trong huyện lại được Bộ y tế và Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi Đồng Liện Hiệp Quốc) đặc biệt quan tâm.

Chăm sóc sức khỏe trẻ em

Đầu tiên, Huyện được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và UNICEF triển khai chương trình “Chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào cộng đồng” (CBM). Huyện Cần Đước là huyện duy nhất trong tỉnh được triển khai chương trình này. Có được chương trình này, việc chăm sóc sức khỏe người dân trong huyện được chính quyền và người dân trong huyện chú trọng hơn và đã mang lại nhiều khởi sắc.

Chương trình được thực hiện với bốn nội dung trọng tâm: Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, Khám chữa bệnh tại trạm và Đảm bảo thuốc thiết yếu cho người dân.



Khám chữa bệnh tại trạm y tế

Chương trình đã mang lại nhiều lợi ích cho các cấp chính quyền và người dân một cách thiết thực trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân tại huyện, có thể kể đến các lợi ích như:

–  Lãnh đạo xã là Phó chủ tịch phụ trách khối văn xã được tập huấn cách điều hành một cuộc họp cộng đồng và một số kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, có khả năng quyết định được những kế hoạch sát với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại địa phương.

– Các thành viên Các Ban ngành đoàn thể xã, đại diện cho người dân địa phương được tham gia thảo luận để đề xuất các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho địa phương mình sát với thực tế. Các thành viên này cũng được tập huấn một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu và có thể trở thành những truyền thông viên tích cực tại địa phương tham gia vào công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

– Các Trạm y tế xã và cán bộ y tế được người dân thông cảm và hợp tác để thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu (do được cung cấp những kiến thức thông qua hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe) – đáp ứng quyền lợi chính đáng, các nhu cầu thực tế của người dân về chăm sóc sức khỏe. Chính quyền quan tâm hơn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại trạm y tế và cấp kinh phí hoạt động cho trạm.

– Thể hiện được vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân tại địa phương mình phụ trách.

Để thực hiện được các nội dung trên, Trung tâm y tế huyện được sự hỗ trợ của Ủy Ban Nhân Dân Huyện tổ chức triển khai cho tất cả các xã trên địa bàn huyện các nội dung của chương trình. Mỗi xã thành lập Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe ban đầu xã với Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn – Xã làm trưởng ban, Trưởng Trạm y tế xã làm Phó Ban. Các thành viên của Ban là trưởng hoặc phó các Ban ngành đoàn thể xã. Đối với cấp huyện cũng thành lập “Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe ban đầu huyện” với Phó Chủ tịch huyện phụ trách khối Văn – Xã làm Trưởng Ban, Giám đốc Trung tâm y tế huyện làm Phó Ban.


Khi chương trình đi vào hoạt động, Trung tâm y tế huyện thành lập “Ban Giám sát”. Hàng tháng, Ban Giám sát có nhiệm vụ phân công cán bộ xuống các xã để tham dự các cuộc họp cộng đồng và giám sát các nội dung hoạt động, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động tại địa phương.

Sau năm năm hoạt động, chương trình đã mang lại cho huyện những kết quả đáng khích lệ: Dịch bệnh dần dần được khống chế, nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu được nâng lên. Chính quyền Cần Đước thời đó đã không bị lúng túng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện và hoàn toàn tin tưởng vào ngành y tế huyện nhà trong việc tham mưu các giải pháp nhằm khống chế dịch bệnh. Nhiều năm sau đó, Cần Đước vẫn giữ vững là một huyện ít dịch bệnh so với các huyện khác trong tỉnh, các chương trình y tế quốc gia đều đạt yêu cầu.

BS Lê Văn Hậu

Bài trướcCó duyên với Cần Đước!
Bài tiếp theoLan Út Hụi!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây