Cần Đước – Vùng đất của những di sản văn hoá

0
2538

TRIẾT TRẦN

Nằm về phía đông của tỉnh Long An, với vị trí là cửa ngõ của miền Tây Nam Bộ, huyện Cần Đước có vai trò hết sức quan trọng, là nơi chứng kiến sự giao thoa giữa 2 vùng đất đông và tây Nam Bộ, với bao chuyển biến về văn hoá, lịch sử…

Có thể nói rằng lịch sử nam tiến của Ông cha ta trên vùng đất nam bộ này gắn liền với 2 địa danh: Mô Xoài (nay là Bà Rịa) và Cần Đước (trước kia thuộc Chợ Lớn,nay thuộc Long An).


Lạp xưởng – đặc sản Cần Đước

Sau đám cưới của Công Nữ Ngọc Vạn với Vua Chaychettha 2 thì lưu dân đàng ngoài vào sinh sống tại vùng đất mà nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu, để rồi sau đó quá trình nam tến đã tiếp tục đưa lưu dân theo ghe thuyền di chuyển vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, để tiếp tục khai phá  những vùng đất mới, minh chứng một thời cho lịch sử phát triển rực rỡ của vùng này đó là sự hình thành và phát triển của hai thương cảng sông nổi tiếng vào khoảng cuối thế kỷ 17 đến thế kỷ 18 đó chính là Cù Lao Phố và Mỹ Tho đại phố, trong tiến trình ấy không thể nào bỏ qua được vai trò của vùng đất Cần Đước…

Ngôi nhà trăm cột

Địa bàn huyện với nhiều sông ngòi chằng chịt, từng là trung tâm của con đường thương mại đường thuỷ Sài Gòn –với miền lục tỉnh xưa kia, với đặc trưng văn hoá trồng lúa nước, trong quá trình khẩn hoang lập ấp, đấu tranh và bảo vệ…cho đến nay huyện Cần Đước sở hữu nhiều di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật có giá trị được xây dựng từ  thế kỷ 18- Thế kỷ 20 (đa phần là xây dựng vào thế kỷ 19)


CLB Đờn ca tài tử xã Mỹ Lệ

Đặc điểm của các di sản nơi đây là có tính liên kết với nhau bao gồm: nhà cổ, chùa cổ, pháo đài, di tích lịch sử cách mạng…bên cạnh các làng nghề truyền thống.

Thống kê về di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng tiêu biểu, toàn huyện có 12 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 3 di tích cấp Quốc Gia và 9 di tích cấp tỉnh, các di tích phân bố trên địa bàn các xã lân cận và quanh thị trấn Cần Đước

Các di tích lịch sử Văn hóa gồm có: Đồn Rạch Cát, Ngã tư Rạch Kiến, Đình Tân Chánh, Lăng Nguyễn Khắc Tuấn, Đền thờ và lăng mộ lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, Đình Vạn Phước, Nhà Trăm cột, Chùa Phước Lâm…

Các lễ hội: Kỳ Yên, Lễ húy kỵ nhạc sư Nguyễn Quang Đại…
Văn hóa nghệ thuật: Đờn ca tài tử
Nghề và làng nghề truyền thống: Làng nghề đóng ghe Tân Chánh, Làng Chiếu Long Cang.
Nghệ thuật ẩm thực: Gạo nàng thơm Chợ Đào, Lạp xưởng tươi Cần Đước, mắm Còng Phước Đông, bánh In Long Hựu, cháo Lòng Cần Đước, bánh Xèo Cần Đước, bánh phồng Mỹ Lệ…

Trong khoảng 2 năm trở lại đây nhiều du khách bắt đầu quan tâm đến Cần Đước bởi những giá trị văn hóa của vùng đất lịch sử này, đặc biệt với vị trí hết sức thuận lợi, từ Cần Đước có thể dễ dàng đến các huyện lân cận trong tỉnh Long An như: Cần Giuộc, Tân Trụ, Bến Lức…vì vậy có thể kết hợp tham quan với các điểm đến như: Chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc) Di tích Nhật Tảo (Tân Trụ) hay công viên Happy Land ( Bến Lức)…thậm chí dễ dàng kết nối với vùng đất giàu giá trị văn hóa của tỉnh bạn Tiền Giang đó là Gò Công (chỉ cần qua cầu Mỹ Lợi là đến)

Đường đến Cần Đước:

Chỉ cách thị trường khách du lịch lớn nhất phía nam là TP.HCM khoảng 40km

– Hướng thứ 1: từ trung tâm thành phố du khách có thể ngang qua quận 7 hoặc quận 8 hướng về Quốc lộ 50…qua hết địa phận Bình Chánh rồi Cần Giuộc là đến Cần Đước.

– Hướng thứ 2: theo QL1A qua cầu Bình Điền đến chợ Bình Chánh rồi rẽ trái theo hướng TL826 ngang qua di tích Rạch Kiến và Mỹ Lệ là sẽ đến nơi.

– Điều kiện giao thông rất thuận lợi, phương tiện xe du lịch có thể dễ dàng đến được các điểm tham quan (trừ 1 số nơi như Chùa Thiên Mụ, làng Chiếu Long Cang, làng đóng ghe Tân Chánh thì phương tiên lớn không vào được)

– Các điểm đến đã được đưa vào sản phẩm du lịch hoặc có khả năng khai thác du lịch đều nằm không quá xa trung tâm huyện

 Khoảng cách từ  trung tâm huyện đến các điểm:

UBND Huyện  <TL826> Chùa Phước Lâm: 3.5km

UBND Huyện  <TL826> Đình Vạn Phước: 5.5km

UBND Huyện  <TL826> Ngã tư Mỹ Lệ: 6km

UBND Huyện  <TL826> Ngã tư Rạch Kiến: 9km

UBND Huyện  <TL826-830B-833> Chùa Thiên Mụ:12km

UBND Huyện  <TL830B-833B> Làng chiếu Long Cang:16km

UBND Huyện  <QL50> Đền & Lăng mộ lãnh binh Nguyễn Văn Tiến: 6km

UBND Huyện  <TL24> Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn: 6km

UBND Huyện  <TL24> Làng đóng ghe Tân Chánh: 8km

UBND Huyện  <TL826B> Nhà Trăm cột: 11km

UBND Huyện  <TL826B> Đồn Rạch Cát: 16km

CB22C81A-26FB-4990-A913-B2019328E677.png

Trần Ngọc Triết – TST Tourist – Sưu tầm & biên soạn

Ảnh bài viết: Nguồn tác giả

Bài tới: Những nơi không thể bỏ qua khi đến Cần Đước

 

Bài trướcLan Út Hụi!
Bài tiếp theoNghĩa tình đồng hương Cần Đước!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây