Lỡ hẹn quê hương

0
666

HUỲNH VĂN HẠNH 

Tôi tốt nghiệp đại học Nông Lâm và về làm việc ở Gò Công từ năm 1970. Sau ngày đất nước hòa bình tháng 4/1975 vợ chồng tôi trở về quê nhà Cần Đước sống gần với cha mẹ hai bên.

Những ngày đầu có khó khăn nhưng rồi cũng quen dần, niềm vui lớn là được sống gần cha mẹ sau thời gian dài xa cách. Công việc hàng ngày là ruộng nương và lúc rảnh thì đi chài lưới. Từ khi đấp đập Cầu Chùa cá tôm trong đập nhiều hơn vì nguồn nước ngọt giúp cá tôm phát triển.

Làng quê Cần Đước – Ảnh Thanh Minh

Rồi một hôm bất ngờ nhận được một lá thư và khi đọc mới biết thư của anh Hồ Chí Thiện, Chánh Văn Phòng Huyện Uỷ Cần Đước, người mà tôi quen được khi cùng dạy chung ở trường Trung Học Trương văn Tráng. Khi xem thư mới biết Anh Bảy Thành, Bí Thư Huyện hẹn gặp để trau đổi công việc. Tôi cũng lo, thắc mắc không biết việc gì nhưng nghĩ chắc là tin vui.


Ảnh Nguyễn Công Toại

Sáng hôm sau tôi đến gặp anh với sự hướng dẫn của anh Mười Thiện. Cuộc trao đổi của chúng tôi rất tự nhiên và thoải mái. Sau đó mới biết vì anh Mười Thiện đã giới thiệu với anh tôi tốt nghiệp ngành nông nghiệp nên anh muốn tôi về làm việc tại quê nhà. Vì đang phải phụ giúp cải tạo phần ruộng nhiều năng, phèn bên vợ nên nghĩ rằng không thể đảm đang nổi công việc thường xuyên nếu là công nhân viên. Anh Bảy Thành cũng thuyết phục và trao đổi vui vẻ, cuối cùng tôi cũng nhận lời và nhận được giấy giới thiệu về liên hệ với lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp huyện.
Đúng hẹn, sáng hôm sau đến Phòng NN và được gặp Phó Phòng vì Trưởng Phòng đi vắng. Tôi trao giấy giới thiệu cho anh. Anh xem xong và trả lời ngắn gọn là Phòng hiện đủ người nên không tuyển dụng thêm. Cuộc gặp xảy ra nhanh chỉ khoảng 10 phút. Tôi ra về không nhớ lúc đó cảm giác thế nào nhưng cũng an tâm vì mọi việc không thay đổi. Nhưng dù sao cũng lỡ đi một cơ hội được phục vụ tại quê hương đúng với chuyên môn đào tạo của mình.

Vài năm sau có dịp gặp lại Anh Hồ Chí Thiện lúc đó là Phó Chủ Tịch Huyện, Anh cũng đã rất tiếc cho trường hợp không giúp được cho tôi làm việc tại quê nhà và anh vui vẻ nói: “Nếu lúc đó tôi có quyền tôi sẽ giữ anh lại Cần Đước”!

Vậy là tôi chưa có duyên làm việc với quê hương Cần Đước!

Huỳnh văn Hạnh

 

Bài trướcCuộc hội ngộ đầy cảm xúc của những nhân viên y tế Cần Đước.
Bài tiếp theoNgười Cần Đước trên bản đồ giáo dục: Tiến sĩ Trương Thị Tuyết Nương – cả đời gắn với công tác xã hội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây