Miễu và cúng miễu ở Cần Đước

0
854

ThS Nguyễn Văn Đông

Đình thì gắn với làng còn miễu thì gắn với xóm. Ở Cần Đước và nhất là vùng Hạ hầu như xóm nào cũng có một cái miễu có lịch sử hơn trăm năm. Đình thì thờ Thành hoàng còn miễu thì thờ Nữ thần theo tín ngưỡng thờ mẫu có nguồn gốc từ miền Bắc trong lịch sử xa xưa của dân tộc với Bà chúa Liễu Hạnh đến nữ thần Thiên Y A Na ở miền Trung và vào đến miền Nam thì thờ Bà Chúa Xứ hoặc Bà ngũ hành ( Kim Mộc Thủy Hoả Thổ ). Riêng dân sống nghề sông nước thì thờ Bà Thủy Long.

Nghi thức cúng miễu, đình trang nghiêm

Thành hoàng được xem là vị thần bảo hộ của làng, còn Bà thờ ở miễu thì được xem là vị thần bảo hộ của xóm, che chở cho dân được sống bình an, mưa thuận gió hoà, làm ăn phát tài, tiêu trừ bệnh tật. Lễ cúng miễu mỗi năm một lần và thường được tiến hành vào tháng Giêng âm lịch, để ăn Tết và cúng miễu xong thì mọi người có thể yên tâm xuất hành như lui ghe đi làm ăn.

Ngày xưa miễu thường nằm ở ven sông rạch, cạnh cây mấm to, không gian âm u tĩnh mịch nhưng nay xã hội phát triển miễu nào cũng được đóng góp xây dựng khang trang và niềm tin vào Bà vẫn còn rất lớn trong tâm thức của người dân và trên hết vẫn là sự mong ước cuộc sống được bình an, thoát được những xui rủi.

Ngoài miễu xóm thì còn có miễu ao. Ao là một sáng tạo độc đáo của tổ tiên người Cần Đước để trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho đời sống trong vùng đất nước mặn phèn chua, thiếu nước ngọt trầm trọng trong 6 tháng mùa khô. Ao thường được đào ở vùng đất cao xa nguồn nước mặn, xa xóm dân cư nên khó trông giữ nên dân phải dựng miễu thờ Bà để những người kém ý thức vì kiêng sợ Bà mà không dám phá bẩn nguồn nước này.

Ngoài ra còn có miễu Ông hỗ thờ cọp, chứng tỏ những ngày đầu đến Cần Đước ông bà phải đối đầu với rừng rậm và thú dữ đầy cọp, và trong cuộc đối đầu với cọp có khi cũng bất lực đến nỗi người ta phải thể hiện sự kính thờ.

01- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu xóm Bà Lựu, khu 1A, thị trấn Cần Đước, ngày 26 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: 6 người. Trang phục đội tế: áo dài khăn đóng xanh (chủ tế), áo dài khăn đóng đen (xướng quan, hầu tế). Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, lễ tạ.
Tế 1 tuần rượu. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.


Cây đủng đỉnh thường trồng ở các miễu

02- Lễ cúng Bà Ngũ Hành tại miễu xóm Bà Chủ, khu 1B, thị trấn Cần Đước,ngày 20 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Ngũ Hành Nương Nương.
Tế: 8 người. Trang phục đội tế: áo rộng khăn đóng xanh (chủ tế), áo dài khăn đóng đen (xướng quan, hầu tế). Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, hóa chúc.
Tế 1 tuần rượu.Trong cuộc tế có nhạc lễ. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.

Miễu Bà xóm Bà Chủ, khu 1B Thị trấn Cần Đước

 03- Lễ Tống Phong tại miễu xóm Bà Chủ, khu 1B, thị trấn Cần Đước, ngày 22 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đây là lễ hội thứ hai tại Miễu xóm Bà Chủ với nghi thức làm bè chuối, trên đặt lễ vật bánh trái cây, rượu…thả ra sông Cần Đước.

 04- Lễ cúng Bà Ngũ Hành tại miễu Bà, khu 2, thị trấn Cần Đước, ngày 12-13 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Ngũ Hành Nương Nương.
Tế: 6 người. Trang phục đội tế: áo dài khăn đóng xanh (chủ tế), áo dài khăn đóng đen (xướng quan, hầu tế). Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, lễ tạ.
Tế 2 tuần. Trong cuộc tế có nhạc lễ. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.

05- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà Xẩm, khu 4, thị trấn Cần Đước, ngày 16 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương
Tế: 6 người. Trang phục đội tế: áo dài khăn đóng xanh (chủ tế), áo dài khăn đóng đen (xướng quan, hầu tế). Thủ tục tế có quán tẩy, dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 1 tuần rượu. Đọc sớ: không. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn

 06- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà Chúa Xứ, khu 7A, thị trấn Cần Đước, ngày 27 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: 6 người. Trang phục đội tế: áo rộng khăn đóng xanh (chủ tế), áo dài khăn đóng đen (xướng quan, hầu tế). Thủ tục tế có quán tẩy, dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 1 tuần. Đọc sớ chữ quốc ngữ âm Hán Việt. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.


Miễu ao Phước Chỉ, Phước Tuy

07- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 2, xã Phước Tuy, ngày 16-17, tháng 2, hội lệ.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.Tế: không. Lễ vật: thịt heo sống. Trước có hát tuồng, bóng rỗi, nay không còn.

 08- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 6, xã Phước Tuy, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo sống. Trước có hát bóng rỗi, hát tuồng, nay không.

 09-  Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 2B, xã Tân Ân, ngày 16, tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: gà, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.

10- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 2A, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo, gà, xôi. Trước có hát tuồng,. hát bóng rỗi, nay không còn.

 11- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà ấp 3, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo, gà, xôi. Trước có hát tuồng, hát bóng rỗi, nay không còn.

Miễu thường nằm ở ven sông rạch, cạnh cây mấm to

12- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Cây Da ấp 5, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo, gà, xôi. Trước có hát tuồng, nay không còn.

 13- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà ấp 6, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Ngũ Hành Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: tế heo sống. Trước có hát bóng rỗi, nhưng nay không còn.

 14- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 7, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần. Ba năm có đáo lệ lễ Tống phong  Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: đầu heo sống. Trước có hát tuồng, hát bóng rỗi, nay không còn.

15- Lễ cúng Ông Hổ tại miễu Ông Hổ, ấp 4, xã Tân Ân, ngày 15-16, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần, ba năm có đáo lệ lễ Tống phong.
Đối tượng thờ: cọp.
Tế: không. Lễ vật: đầu heo sống.Trước có hát tuồng, nay không còn.

16- Lễ cúng Bà Chúa Xứ ở miễu Nhà Thờ, ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, ngày 22 đến 23 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: heo quay, xôi. Trước có hát bóng rỗi nhưng nay không còn.

17- Lễ Kỳ Yên ở Nhà Vuông, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân, ngày 20-21, tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiên Sư.
Tế: không. Lễ vật: đầu heo sống. Không có tổ chức hát.


Miễu Bà Chúa Xứ xã Tân Trạch ven sông Vàm Cỏ Đông

18- Lễ cúng Bà chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 4A, xã Tân Trạch, ngày 17-18, tháng 11, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: 6 người.Trang phục đội tế: áo rộng xanh khăn đóng (chủ tế, hầu tế). Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 1 tuần rượu.

 19- Lễ cúng ao tại miễu Ao ấp 2, xã Tân Trạch, ngày 18-19, tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Bà Thủy Long.Tế: 2 người. Trang phục đội tế: áo rộng xanh khăn đóng đen (chủ tế, hầu tế).Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 2 tuần rượu. Đọc sớ chữ quốc ngữ âm Hán Việt. Lễ vật: thịt heo sống. Không hát.

 20- Lễ cúng Bà Ngũ Hành tại miễu Ngũ Hành, ấp 4, xã Long Định, ngày 15- 16 tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Ngũ Hành Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: đầu heo sống. Trước có hát tuồng, hát bóng rỗi nhưng nay không còn.

21- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp 4, xã Long Sơn, ngày 26 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: 6 người.Trang phục đội tế: áo rộng xanh khăn đóng (chủ tế, hầu tế).Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 1 tuần rượu. Lễ vật: thịt heo sống. Không hát.

22- Lễ cúng ao tại miễu Ao ông Chưởng, ấp 3, xã Long Sơn, ngày 22 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Bà Thủy Long.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo sống. Không hát

 23- Lễ cúng ao tại miễu Ao Bà Mụ, ấp 1B, xã Long Sơn, ngày 19 tháng 2, hội lệ, 1 ăm 1 lần.
Đối tượng thờ: Bà Thủy Long.Tế: 7 người.Trang phục đội tế: áo dài khăn đóng (chủ tế, hầu tế). Thủ tục tế có dâng hương, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ.
Tế 1 tuần rượu. Lễ vật: thịt heo sống. Không hát. Đọc sớ chữ quốc ngữ âm Hán Việt. Lễ vật: thịt heo sống. Trước có hát tuồng, nay không còn.


Lễ cúng miễu ở Miễu Bà xóm Mương

24- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà ấp Xoài Đôi, xã Long Trạch, ngày 10 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: xôi, chè. Trước có hát tuồng nay không còn.

25- Lễ cúng Bà Ngũ Hành tại miễu Bà, ấp Đông, xã Long Hựu Đông, ngày15 đến 16 tháng 4, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Ngũ Hành Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo sống.Trước có hát bóng rỗi, nhưng nay không còn.

 26- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp Rạch Đào, xã Long Hựu Đông, ngày 15-16, tháng 4, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: gà, xôi nếp.Trước có hát bóng rỗi, nhưng nay không còn.

 27- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà, ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, ngày 15-16 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: đầu heo sống. Không hát.

 28- Lễ cúng Tiên Sư tại Nhà vuông ấp Tây, xã Long Hựu Tây, ngày 16-17, tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Tiên sư.
Tế: không. Lễ vật: thịt heo sống.

29- Lễ cúng Thần Nông tại miễu bà Chúa xứ, ấp 2, xã Mỹ Lệ, ngày 16 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Thần Nông.
Tế: không. Lễ vật: gà, vịt, trái cây. Trước có tổ chức hát tuồng nhưng nay không còn.

Miễu Bà Chúa Xứ Xóm Mương

30- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà xóm Mương ấp 4, xã Phước Đông, ngày 9-10, tháng 1, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: 4 người.Trang phục đội tế: áo rộng xanh khăn đóng đen (chủ tế, hầu tế). Thủ tục tế có quán tẩy, dâng hương, dâng rượu, hóa chúc.
Tế 3 tuần.Trong cuộc tế có nhạc lễ. Lễ vật: thịt heo sống, trái cây. Có tổ chức hát tuồng.

 31- Lễ cúng Bà Chúa Xứ tại miễu Bà ấp 1, xã Phước Đông, ngày 16 tháng 2, hội lệ, 1 năm 1 lần.
Đối tượng thờ: Chúa Xứ Nương Nương.
Tế: không. Lễ vật: trái cây. Trước có hát tuồng, bóng rỗi, nay không còn.

 ThS Nguyễn Văn Đông

Bài trướcĐình và cúng đình ở Cần Đước
Bài tiếp theoBệnh viện Cần Đước xưa với Máy X quang của Việt kiều hỗ trợ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây