Một ngày ở huyện láng giềng: Tân Trụ

0
522

THANH MINH

Tuy là láng giềng với nhau, mãi đến hôm nay ở tuổi U70 đời cuối mới có dịp đến thăm Tân Trụ.

Nói là láng giềng vì Tân Trụ bên cạnh xã Long Cang, huyện Cần Đước quê tôi. Hai bên chỉ cách nhau dòng sông Vàm Cỏ Đông mà mấy chục năm sau mới biết được Nhà cổ họ Lê, hàng cau Vua Tân Trụ, Phim trường 1900 Hôi Đó…


Hàng cau Vua Tân Trụ

Chúng tôi có dịp đi qua hàng cau dọc theo con đường Cụ Đồ Lê Văn Nghị đến nhà cổ họ Lê, hàng cau Vua khoảng 300 cây uốn lượn theo con đường nông thôn kéo dài khoảng 2 cây số xem lẩn những mảnh vườn trồng thanh long trĩu quả. Đến nhà cổ họ Lê được anh Lê Văn Nhân – người bạn đồng nghiệp của tôi làm ở Đài Phát thanh truyền hình Long An – là cháu bốn đời của lảo nông Lê Văn Khiêm. Cũng qua anh Lê Văn Nhân chúng tôi biết thêm người chủ ngôi nhà cổ là cháu bốn đời của Cụ Đồ Lê Văn Nghi được đặt tên đường hàng cau Vua. Với ngôi nhà cổ nầy, anh Nhân cùng các anh em trong gia đình phục dựng căn nhà của ông cố xây dựng từ 100 năm trước đã bị chiến tranh tàn phá. Lúc đầu phục dựng để làm nhà thờ tổ trong gia đình, dần dần có nhiều người tìm đến thăm nên ngôi nhà cổ họ Lê trở thành điểm tham quan như một di tích miền quê Tân Trụ.

Nhà cổ họ Lê Tân Trụ


Điều khác lạ người chủ căn nhà cổ nầy không phải ông Hội đồng, ông địa chủ gì cả mà là người nông dân chân chất có một ít đất đai tự canh tác, biết dành dụm, tích góp xây dựng dần để có căn nhà khang trang cho gia đình.

Chúng tôi là nhóm bạn thân ở lứa tuổi U70 – U80 đam mê bộ môn dân vũ quốc tế, nên nghe nói chỗ nào đẹp lạ thì rủ nhau đến để tham quan và chơi dân vũ, đó là lý do chúng tôi tìm đến phim trường sau khi đi thăm hàng cau Vua và nhà cổ họ Lê.

Phim trường 1900 Hồi Đó cách nhà cổ họ Lê Tân Trụ khoảng 5 cây số, được bày trí theo phong cách “hồi đó”! Phong cách nầy do anh Ngô Hồng Lĩnh – dân tổ chức sự kiện – phục dựng tại khu đất 5000 m2 của gia đình như một phim trường để phục vụ cho dân địa phương và vùng lân cận. Họ đến đây tham quan quay phim chụp ảnh và chơi dân vũ như chúng tôi.Phim trường 1900 Hồi Đó

Phim trường chưa thật hoàn chỉnh như mong đợi của chúng tôi nhưng đội ngũ phục vụ ở đây quá nhiệt tình “phục vụ theo yêu cầu khách hàng”.

Một ngày chơi dân vũ chúng tôi được thưởng thức món ngon vùng Tân Trụ như gỏi củ hủ dừa tôm thịt, cá tai tượng chiên xù, gà hấp nước mắm với xôi đậu xanh…các món đều khá ngon, giá cả phải chăng để bồi dưỡng cho dancer nghiệp dư của chúng tôi!

Ở tận sông Hồng em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông…

Có đến Tân Trụ mới hiểu hết lời bài hát Vàm cỏ Đông của Trọng Tấn, Tân Trụ là vùng đất được tưới mát từ dòng sông Vàm Cỏ tách ra hai nhánh Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây để ôm trọn phần đất từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ tạo nên vùng đất có nhiều ruộng lúa, cây trái ngọt và tạo nên người dân Long An nói chung: thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách!

Một ngày ở Tân Trụ tuy chưa đi thăm hết di tích của địa phương nhưng chúng tôi được đón nhận tình cảm chân tình của người dân Tân Trụ, hy vọng một ngày không xa Tân Trụ – Cần Đước – Cần Giuôc cùng nằm trên tuyến điểm du lịch “Xuôi về sông Vàm Cỏ hiền hoà”!

Thanh Minh
16/1/2022

Bài trướcLàng chiếu Long Cang
Bài tiếp theoNhân vật lịch sử  buổi đầu chống Pháp: Bùi Quang Diệu (Quản Là)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây