Nét độc đáo Cần Đước – Cần Giuộc!

0
709

ThS. TRẦN NGỌC TRIẾT

Địa hình
– Nằm phía đông tỉnh Long An, bao gồm 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước là vùng đồng bằng ven biển được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ.


– Vùng này mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông (Nằm cuối sông Vàm Cỏ) địa hình tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch, chủ yếu nước mặn, phèn chua.

– Sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông với các đặc trưng sau: Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2m so với mặt nước biển), nghiêng đều, thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam).

– Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32km, chảy qua vùng theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp,

Từ lâu, Cần Đước là vùng đất phèn mặn, người dân sinh sống rất khó khăn, nên luôn mong được vua “ban phước”, vì vậy các xã thuộc huyện Cần Đước được đặt tên với chữ đầu là Long, Tân, Phước, Mỹ..

Lịch sử đầy biến động
Xưa thuộc Phù Nam (TK 1-7) sau là Chân Lạp (TK 7-17) sự kiện Ngọc Vạn 1620 với Mô Xoài.

Khảo cổ tại chùa Núi (Cần Giuộc) cho thấy cách nay 2000-3000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên cuối thế kỷ 16 vùng này vẫn  còn là rừng rậm hoang vu,..(Năm 1296 Châu Đạt Quan sứ nhà Nguyên đi Chân Lạp bằng đường sông có đi ngang vùng này, nhìn thấy và ghi lại trong Chân Lạp Phong Thổ Ký ”Rừng rậm hoang vu, có đàn trâu rừng hàng ngàn con”. 

  • Có lẽ vì thế mà năm 1679 Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch tới Cần Đước nhưng không dừng lại (nước mặn, phèn chua..) nên ngược lên Cù Lao Phố và xuống Mỹ Tho đại phố.
  • Mãi đến 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thì vùng này chính thức thuộc huyện Tân Bình phủ Gia Định
  • Năm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua trận và phải nương nhờ Mạc Thiên Tứ tại Hà Tiên.
  • Năm 1756, Nặc Nguyên xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn, Lôi Lạp (vùng Tân An, Gò Công ngày nay) và nạp bù lễ cống ba năm trước còn thiếu để chuộc tội..Như vậy, với chính sách “tàm thực”, Nguyễn Cư Trinh đã giúp chúa Nguyễn thu về hai vùng đất mới, tạo điều kiện cho lưu dân người Việt yên tâm làm ăn, gây dựng sự nghiệp.
  • Những đợt di dân đầu tiên từ miền ngoài tới đây hồi cuối thế kỷ 17 tìm nơi cao ráo, nơi sông sâu nước chảy dựng nhà, phá rừng làm rẫy, làm ruộng.
  • Cuối thế kỷ 19 vùng này còn hoang vu, nhiều lùm bụi, chưa khai phá.
  • Dọc theo bờ biển là những rừng cây ngập mặn như đước, vẹt, xú, lá dừa đầy đặc, che khuất, kín đáo. Vì lẽ đó, các cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu miền Đông, sau khi thất bại đều rút về vùng này và Gò Công để củng cố binh lực.

Cần Đước qua những cái nhất
– Nằm trên vùng đất được người Việt khai phá sớm nhất ở Long An, nơi đón những lưu dân đầu tiên vào khai phá vùng đất phía nam Sài Côn.

– Cửa ngõ đầu tiên bằng đường thủy để vào Sài Gòn, Đồng Nai (Sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ).

– Tuyến đường thủy số 1 nối Sài Gòn – Miền Tây.

– Kinh ngắn nhất Nam Bộ – Kinh nước mặn (2km) – Pháp đào năm 1879.

– Nghề đóng ghe xuồng sớm nhất nam bộ, dọc theo bờ sông Vàm Cỏ, gắn liền với nhân vật Đỗ Thành Nhơn, vị tướng phò Nguyễn Ánh)

– Con đường bộ sớm nhất kết nối Sài Gòn – Miền tây “Con đường sứ” (Quốc lộ 50 bây giờ), nối từ Gia Định xuống giồng Sơn Quy (Gò Công).

– “Đờn nhất xứ-Võ vô địch” – nơi hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử sớm nhất Nam Bộ (Nhạc sư Nguyễn Quang Đại)


– Ngôi nhà nhiều cột nhất nam bộ (120 cột) – Nhà của ông Trần Văn Hoa, xã Long Hựu Đông.

– Công trình quân sự lớn nhất Đông Dương mà pháp từng xây dựng – pháo đài Rạch Cát (xã Long Hựu Đông).

– Gạo duy nhất Nam Bộ được “Tiến Vua” –  Gạo nàng thơm Chợ Đào (Xã Mỹ Lệ)

– Ngôi chùa cổ nhất trên vùng đất Long An – Chùa Thiên Mụ, xã Tân Trạch (xây dựng năm 1726)

– Quê hương “đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn” – Cô Ba Trần Ngọc Trà

– Con đường sứ: Năm 1884 Vua Tự Đức cho đắp “con đường sứ” (Quốc lộ 50 bây giờ), nối từ Gia Định xuống giồng Sơn Quy để liên lạc với quê ngoại..Khi đắp con đường này, quan quân của Tự Đức bắt dân chúng phục dịch lao khổ để phá rừng, đào  bà kể lạmương đắp lộ, bắc cầu trong hoàn cảnh đất đai hoang vu đầy muỗi mòng, rắn rít, thú dữ và sơn lam chướng khí, nên bị bịnh và chết rất nhiều”. Giữa thế kỷ 20 di tích “con đường sứ”vẫn còn là con đường trải đá nối tỉnh lỵ Gò Công ra bến Bắc Mỹ Lợi để đi Cần Giuộc, Chợ Lớn.

Nhờ con đường sứ, nhiều công văn, tin tức liên lạc với quý tộc họ Phạm, được liên tục. Sau này, “con đường sứ” đã trở thành liên tỉnh lộ số 5, rồi quốc lộ 50, nối Gò Công với Chợ Lớn, qua cầu Mỹ Lợi.

 Chùa Thiên Mụ – Xã Tân Trạch, xây dựng 1726
Ít ai biết ngôi Già Lam này gắn liền giai đoạn đầy biến động trong lịch sử của dân tộc.

Theo Gia Định Thành Thông Chí (Trịnh Hoài Đức) thì vùng đôi bờ Vàm Cỏ vùng Cần Đước từng là nơi giao tranh ác liệt của 2 thế lực phong kiến này.

Khi Nguyễn  Ánh chạy loạn Tây Sơn, được Đỗ Thành Nhơn giúp sức, khi chạy đến đây dừng chân lại thảo am giữa đồng, được sư trụ trì (Nguyễn Tấn Đức) ân cần tiếp đón và báo xã Trưởng (Mai Văn Hiến) Ông xã trưởng đem hết tài sản, lúa gạo cung  cấp cho chúa, còn tuyển 50 lính sung vào đội quân…Nơi đây gắn liền với giai thoại Bả Mụ linh thiêng báo mộng nên thoát khỏi Tây Sơn, Năm 1790 ( Lê Hiển Tông) quay lại và sắc tứ mang tên Thiên Mụ…

Gạt bỏ yếu tố hoang đường vốn là đặc trưng của truyền thuyết, người ta thấy hiển hiện yếu tố lịch sử – nếu như chùa Thiên Mụ (Huế) gắn liền Nguyễn Hoàng – khai phá đàng trong với kỷ nguyên Chúa Nguyễn thì chùa Thiên Mụ tại Cần Đước này gắn liền với vai trò Nguyễn Ánh trên vùng đất phương nam đây cũng là ngôi chùa mở ra kỷ nguyên Vua nhà Nguyễn.

Hiện chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá trong đó có 2 tượng Phật bằng đồng đặt trong 2 phổ đà bằng gỗ chạm lọng, 1 mõ, 1 trống sấm (bị cắt một phần) cùng 2 đôi câu đối, trước kia còn có bộ ván xưa Chúa ngự nhưng nay không còn.

Cô Ba Trà – Trần Ngọc Trà

Sinh năm 1906 tại Cẩn Đước. Vào những năm 20 – 30 của thế kỷ trước, cô Ba Trà là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ lục tỉnh, được mệnh danh là “Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn”, “Bà hoàng của vũ trường”, “Bà hoàng sòng bạc Sài Gòn”. Nhan sắc và cuộc đời của cô đã được báo chí thời đó đề cập rất nhiều, nhiều chuyện đã trở thành giai thoại..

Ths.Trần Ngọc Triết – Sưu tầm & tổng hợp

Bài trướcSự thật về tảng đá nổi ở Kinh nước mặn!
Bài tiếp theoCua đinh – Cần Đước!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây