Sự thật về tảng đá nổi ở Kinh nước mặn!

0
2477

THANH MINH

Thời gian gần đây có nhiều người thắc mắc về “tảng đá nổi” ở Kinh nước mặn, chúng tôi xin giới thiệu về sự thật của sự việc nầy để bạn đọc tham khảo.

Người cần Đước

Đầu năm 2018, nhiều người đổ xô về Kinh nước mặn để tận mắt chiêm ngưỡng tảng đá nổi trên mặt nước khoảng 600kg tại đền thờ Quan Thánh Đế Quân (gọi là Chùa Ông) gần chợ Kinh nước mặn.

Tảng đá nổi được Ông Bùi Văn Hoà phát hiện và người dân Kinh nước mặn đưa lên bờ và đặt tại đèn thờ Quan Thánh Đế Quân (thường gọi là chùa Ông). Ảnh – Vietnamnet

Hiện tượng “đá nổi” làm cho nhiều người liên tưởng đến lời tiên tri nổi tiếng của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Bao giờ đá nổi lông chìm/ Đồng khô hồ cạn con tìm thấy cha/ Mười phần mất bảy còn ba/ Mất hai còn một mới ra thái bình…” là hiện tượng lạ gắn liền với nhiều đồn đoán khác nhau đều liên quan đến tâm linh, mê tín dị đoan. Có người đến sờ vào tảng đá và cầu nguyện hết bệnh, có người đứng trước tảng đá vái lạy cầu khẩn rất thành tâm! Vì họ tin rằng đây là tảng “đá thần” có thể “trị bá bệnh, cầu gì được nấy” vì trên đời nầy làm gì có đá nổi trên mặt nước!

Thật ra, đây là những tảng đá bọt. Đá bọt có khả năng trôi nổi trên mặt nước và được các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ này. Để khám phá ra điều kỳ lạ những hòn đá bọt tự nổi trên măt nước, các nhà khoa học đã sử dụng tia X để tìm ra những bí ẩn đằng sau một số tảng đá trôi nổi trên mặt nước trong nhiều năm. Một nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Berkeley Lab) ở Mỹ đã quét các mẫu đá bọt.

Tảng đá nổi trên mặt nước – Ảnh Internet

Các nhà khoa học cho biết Đá bọt là loại khoáng thạch có khả năng nổi trên mặt nước, bên trong loại đá này có rất nhiều bong bóng khí, giúp giảm khối lượng riêng và tăng sức nổi cho chúng. Tuy nhiên, đá bọt giữ được không khí, ngăn việc rò rỉ trong suốt nhiều năm chỉ mới được phát hiện ra.

Sau khi chụp X-quang đá bọt, các nhà khoa học khẳng định bóng khí bên trong có kích thước tương đối lớn và được kết nối với nhau. Nếu nước lọt vào chỉ một bóng khí, sẽ không có gì ngăn cản nó ngấm vào trong và làm hòn đá chìm. Một bí ẩn khác là nhiều cục đá bọt ngấm nước và chìm, nhưng lại nổi lên sau đó không lâu.

Câu trả lời nằm ở sức căng bề mặt của phần nước bên trong khối đá. Đây cũng là yếu tố giúp một số loài côn trùng nhỏ nổi trên mặt nước mà không bị chìm. Sức căng bề mặt đóng vai trò như một lớp vỏ ngăn khối nước biến dạng. Kích thước càng nhỏ thì hiệu ứng này càng dễ nhận thấy.

Nhà nghiên cứu Kristen Fauria cho biết, rất nhiều bóng khí có kích thước nhỏ, giống những sợi tóc gắn lại với nhau. Điều đó khiến sức căng bề mặt có tác dụng rất lớn. Sức căng bề mặt ngăn nước tràn vào bên trong các bóng khí. Hiện tượng chìm nổi xảy ra do không khí bên trong giãn nở trong thời tiết ấm.Tảng đá nổi khi mới đưa lên bờ – Ảnh Báo Lao Động

 
Theo Michael Manga, giáo sư tại Đại học UC Berkeley giải thích: “Có hai quy trình khác nhau, một là cho phép đá bọt nổi và thứ hai là làm cho chúng chìm xuống”. Các nhà khoa học kỳ vọng nghiên cứu này còn có thể tiết lộ cách những tảng đá bọt khổng lồ hình thành.

Đươc biết, đá bọt hình thành khi núi lửa phun trào trên mặt đất hoặc dưới nước. Lúc đó, dòng nham thạch nóng chảy sẽ bị đông cứng lại khi gặp nước và lưu giữ lại nhiều bóng khí bên trong giúp cho những khối đá bọt có thể nổi trên mặt nước.

Theo Kiến Thức

Bài trướcChờ đợi tour du lịch sinh thái ở Cần Đước!
Bài tiếp theoNét độc đáo Cần Đước – Cần Giuộc!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây