Nghệ nhân PHẠM HỮU HINH (Mười Út)

0
473

ThS NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Nhạc sĩ Mười Út sinh năm 1924 tại làng Tân Lân nay là xã Tân Lân, huyện Cần Đước. Ông đến đờn ca tài tử nam Bộ năm ông 15 tuổi. Ông học đờn Kìm với người Thầy đầu tiên là nhạc sĩ Chín Chiêu (Đinh Văn Chiêu, người cùng quê, một trong những nhạc sĩ tài danh thuộc thế hệ đệ tử đầu tiên của nhạc sư Nguyễn Quang Đại khi ông về dạy nhạc ở vùng Cần Đước). Tiếp theo đó, ông lại thọ giáo nghệ nhân Nguyễn Văn Láo (Chín Láo), ông Chín Láo cũng là đệ tử của thầy Nguyễn Quang Đại.


Khi phát triển tài năng, ông hoạt động ở Sài Gòn, ông tiếp tục rèn luyện thêm ngón nghề dưới sự hướng dẩn của các tài danh khác như Hai Khá, Hai Biểu, Sáu Tửng…Nhờ sự dìu dắt của nhạc sư Hai Biểu ông được tham gia cộng tác với Đài Phát thanh Pháp Á cùng nhóm nghệ sĩ Thành Công, Hai Khuê, Bạch Mai… sau đó ông tham gia dàn nhạc của hai đoàn nghệ thuật sân khấu hát bội lớn lúc bấy giờ là Tấn Thành Ban và Vĩnh Xuân Ban (tiền thân của đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ).

Trong những năm 1954 đến 1971, ông tham gia dàn nhạc sân khấu cải lương nam Bộ như Bích Thuận, Kim Chung, Tuấn Việt, Trâm Vàng, Bạch Vân, Hà Triều, Sao Ngàn Phương, Thái Dung.

Năm 1972 ông về quê tham gia phong trào đơn ca tài tử tại địa phương. Sau 1975, phong trào đơn ca tài tử được khôi phục và ông làm chủ nhiệm Câu lạc bộ âm nhạc tài tử Cần Đước từ 1985 đến 1997.

Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử đến sân khấu hát bội, cải lương chuyên nghiệp rồi trở về quê hương gây dựng phong trào đơn ca tài tử nam Bộ, nghệ nhân nhạc sĩ Phạm Văn Hinh (Mười Út) đã đào tạo nhiều nghệ sĩ tài danh như Hà Mỹ Tâm (Đoàn cải lương Kim Chưởng), Hà Mỹ Xuân (Đoàn cải lương Kim Chung), Kim Hạnh (Đoàn cải lương Hậu Giang), Lê Thuỷ (Đoàn cải lương Trâm Vàng), nhạc sĩ Hai Hưng và nhạc sĩ ưu Tú Đoàn Dự (Đoàn cải lương Long An).

Hiện bảo tàng Long An còn lưu giữ, trưng bày cây đờn Kìm đã từng gắn bó với cuộc đời hoạt động nghệ nghệ của ông.

ThS Nguyễn Văn Đông

Bài trướcMẹ tôi – Bà Mẹ Cầu Bà Tượng
Bài tiếp theoTên quận Cần Đức có hồi nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây