Nhân ngày Báo chí: Nhớ thời làm ký giả đánh Quận trưởng Cần Đước, năm 1972!

0
298

NHÂM HÙNG

Sau tết Mậu Thân 1968, nhóm bạn chúng tôi dần chia tay xứ Cần Đước, nhưng lại gặp nhau tại Sài Gòn- Hậu Nghĩa, do mãi mê cái nghiệp thơ văn, viết lách. Thời cuộc đưa dẩy, đến năm 1971-1972 tôi ( bút danh Ngô văn Tươi, Nguyễn Tự Quyết, Người Miền Đông), Nhâm Kính ( Vũ Thành Kinh) và Lê Hồng Hoàn bước vào làng báo Sài Gòn. Dù độ tuổi quân dịch, nhưng nhờ kè kè bên mình cái thẻ ký giả, cộng tác với một số tờ báo như Tin Sáng, Đại Dân Tộc, Dân Sống, Đông Phương,… nên dễ qua mặt cảnh sát, quân cành. Ngoài đi săn tin, viết tham luận chính trị, phóng sự, chúng tôi còn gan góc, phân công nhau  đi làm các bài điều tra, không sợ hiểm nguy, dù đôi khi phải bước vào “ hang cọp”.
Lần đó, biết được viên quận trưởng Cần Đước, thiếu tá Trương Đình Tứ khét tiếng tham nhũng, lại làm mạnh chiến dịch Phượng Hoàng, tìm bắt “Việt Cộng”, chúng tôi liền đưa ông ta và một số tay bộ hạ vào tầm ngắm. Nhiều lần, về Cần Đước tìm hiểu, điều tra hành vi của nhóm này. Đặc biệt, nhờ bạn Văn Cầu Tích ( Năm Tích), theo dõi, cung cấp thông tin, tài liệu, tôi viết loạt bài điều tra “ Cần Đước, một quận lỵ bị bỏ rơi, với 1001 nổi uất ức của người dân thấp cổ”, đăng trên báo Dại Dân Tộc. Trong đó, chỉ đích danh, tố cáo quận trưởng Trương Đình Tứ bao che cho “đệ tử” là bà nghị viên Hội đồng và một ông ủy viên kinh tài xã, làm ăn mờ ám, hà hiếp dân. Bài báo còn đá xéo tỉnh trưởng Long An, chiến dịch Bình định nông thôn, Phượng hoàng ở Cần Đước.v.v.


Nghe đâu, khi báo ĐDT phát hành về  2 sạp báo tại chợ Cần Đước, ông quận trưởng cho lính ra mua hết sạch. Còn người dân thì hả hê, thậm chí có người lên SG mua báo về chuyền tay nhau đọc. Thế nhưng, anh bạn Tích thì bị họ nghi ngờ, nên thường lánh mặt ở Sài Gòn.
Nhờ thẻ ký giả, sau này chúng tôi còn được anh bạn làm quân cảnh Tư pháp Cần Giuộc, lái xe đưa vô dinh Tỉnh trưởng Gò Công, phỏng vấn Tỉnh trưởng Trung tá Trần Trọng Nghĩa. Để lấy lòng, ông chiêu đãi chúng tôi một trận nhậu “mặc tel” bí tỉ.


Từ loạt bài Cần Đước, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào làng báo Sài Gòn, làm Văn phòng Đại diện báo Đại Dân Tộc các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa, Tây Ninh; có lúc làm cả báo lậu, viết bài “thân cộng”, phản chiến, in roneo phổ biến nhiều nơi.  Riêng Lê Hồng Hoàn, Vũ Thành Kính, được mời dự cả Đại hội Ký giả trẻ toàn quốc 1972, mặc dù sống “bất hợp pháp”, không giấy tùy thân.
Nhân Ngày Báo chí 21.6; nhắc lại đôi dòng kỷ niệm một thời làm báo khó phai trong ký ức…

Nhâm Hùng

Bài trướcCô giáo già thăm cô giáo trẻ hơn!
Bài tiếp theoGặp người Cần Đước ở Canada.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây