Nhà thờ Nha Ràm

0
2683

Th.S NGUYỄN TẤN QUỐC

Cần Đước là nơi sớm có mặt của Đạo Thiên Chúa. Theo Cần Đước Đất và Người, 1988, tài liệu của các nhà truyền giáo (Những mục lục của giáo sĩ Rioal, Graff và Philippe De La Conception lập, hiện lưu trữ tại văn khố Hội truyền giáo hải ngoại ở Pari) cho biết, từ năm 1747, ở Nha Ràm đã có nhà thờ hoặc nhà nguyện của giáo dân Thiên Chúa giáo, là một trong ba địa điểm dân cư theo đạo Thiên Chúa ở Cần Đước. Đầu thế kỷ XX, Nha Ràm vẫn là một trong năm điểm dân cư Thiên Chúa giáo ở Cần Đước. Về mặt lịch sử, vào năm 1699, 1724, chính quyền Đàng Trong đã ra lệnh trục xuất giáo sĩ và buộc con chiên người Việt bỏ đạo khiến cho nhiều giáo dân phải rời bỏ quê hương ở miền Trung, vào trốn tránh ở vùng đất hoang vu phía Nam. Vì thế, có thể đoán định rằng, những giáo dân ở Nha Ràm chính là hậu duệ của dòng di dân lịch sử này. Trong các thời kỳ chiến tranh, dù có lúc rất ác liệt, đa số giáo dân ở Nha Ràm vẫn bám trụ cho đến ngày giải phóng. Nhà thờ Nha Ràm nay thuộc ấp 4B, xã Tân Trạch.

 

Hình ảnh.jpeg

Nhà thờ Nha Ràm (1960)
Ảnh: Nguyễn Tấn Quốc sưu tầm năm 2004 tại gia đình giáo dân Nha Ràm

Hình ảnh_1.jpeg

Nhà thờ Nha Ràm hiện nay.

Th.S Nguyễn Tấn Quốc

Bài trướcRạch Kiến có tự bao giờ?
Bài tiếp theoCúng miễu Bà – Nét truyền thống của Người Cần Đước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây