Cần Đước qua những con số thú vị!

0
513

THANH MINH

Đẩu năm mới chúng tôi muốn giới thiệu tóm tắt về Cần Đước qua nhưng con số. Tuy chưa nói hết về cái đẹp của Cần Đước nhưng gợi nhớ một vài nét độc đáo về lịch sử văn hoá của Người Cần Đước.

Người Cần Đước

1. Nhất:
⁃ Ngôi nhà có nhiều cột nhất 120 cột nhưng chỉ gọi 100 cột (khiêm tốn vốn có người Cần Đước).
⁃ Đồn Rạch Cát, đồn kiên cố nhất, lâu đời nhất (1910), do Pháp xây dựng.
⁃ Kinh nước mặn, kinh đào (1879) giúp cho việc vận chuyển đường thuỷ nối liền Sài Gòn – Đồng bằng sông Cửu Long ngắn nhất.
– Nhà máy đèn (phát điện) Ba Tưởng duy nhất của Cần Đước.



2. Hai:
⁃ Hai sự kiện làm thay đổi cuộc sống người dân Cần Đước: Đắp đập Cầu Chùa – ngăn mặn giữ ngọt và Cần Đước tìm được nguồn nước ngầm mà hàng trăm năm trước không tìm ra.


⁃ Hai cầu bị lắp (Cầu Chùa, Cầu Chợ) tạo đô thị – bộ mặt Cần Đước.
⁃ Trước đây Cần Đước chỉ có hai con đường được đặt tên đó là đường Nguyễn Khắc Tuấn (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Mai Văn Hiến (nay là đường Trần Hưng Đạo).
– Hai nhà máy xay lúa lớn ở Cần Đước: Nhà máy Công Nghệ và nhà máy Xã Hồi.

3. Ba:
⁃ Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại) – Người Thầy đờn ca tài tử Nam Bộ- đã đào tạo nhiều học trò thành dạn bà tạo nên phong trào đơn ca tài tử vùng Cần Đước – Cần Giuộc.

Tiếng đồn Cần Đước nổi danh
Giai kìm, Quýnh gáo, Quế tranh, Lòng cò

Nghệ nhân Năm Giai trong câu phương ngôn trên chính là học trò của nghệ nhân nhạc sư Chín Láo, truyền nhân xuất sắc thuộc thế hệ học trò đầu tiên của nhạc sư Nguyễn Quang Đại. Hiện nay đền thờ của ông được đặt tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ.

⁃ Ba Trà: Cô Ba Trà tên thật Trần Ngọc Trà sinh năm 1906 tại Cần Đước. Cô Ba Trà đặt chân lên đất Sài Gòn chỉ mới 16 tuổi. Trong ký ức của người miền Nam thời bấy giờ, Trần Ngọc Trà là đại mỹ nhân trăm năm có một. Với dung mạo xinh đẹp, cô Ba nhanh chóng trở thành “Hoa khôi Sài Gòn”, được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: Ngôi sao Sài Gòn).

4. Bốn:
⁃ Bốn chữ Long – Tân – Phước – Mỹ đặt tên cho các xã ở Cần Đước (Long (long trọng, thịnh vượng): Thịnh vượng mới, phước lành và điều đẹp đẽ đến người dân Cần Đước. Đó là các xã: Long Cang, Long Khê, Long Định, Long Hoà, Long Trạch, Long Sơn, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây; Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch; Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân; Mỹ Lệ.
– Bốn hãng nước mắm: Tâm Hiệp Hương, Tiếng Hương, Công Thành, Việt Tân.

5. Năm: Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) – Miếu thờ bà ngũ hành. Hầu như các xã ở Cần Đước đều có lập miễu thờ Bà Ngũ hành để cầu mong mưa thuận gió hoà mang lại bình an cho dân chúng. Bà con địa phương thường tổ chức cúng miễu vào đầu năm, ngay sau Tết nguyên đán.

6. Sáu: Bà Sáu Chắc với tài sản ruộng đất mang dấu ấn của bà ở Cần Đước như lầu Bà Sáu, ao Bà Sáu… Bà tên thật là Diệp Thị Chắc, sinh năm 1857 ở xã Tân Ân. Bà góa chồng ở tuổi 40, một mình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp một lĩnh vực ngày càng quan trọng. Năm 1943 Bà Sáu 84 Tuổi, bà sở hữu gần 800 ha lúa, phần lớn thu nhập của bà được sử dụng để làm từ thiện.

Thanh Minh sưu tầm
(Có sử dụng tư liệu của Nguyễn Văn Đông và Nguyễn Văn Phục)

Bài trướcVui Xuân nhớ Tết quê nhà.
Bài tiếp theoLong – Tân – Phước – Mỹ  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây